Phát hiện nghi lễ nông nghiệp nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Huyền Linh 45 lượt xem 5 Tháng Ba, 2025

Đầu năm nay, Bảo tàng Mỹ thuật VN tổ chức trưng bày chuyên đề Nghệ thuật Đông Sơn, thuộc sưu tập Nguyễn Văn Kính, trong đó đáng chú ý là một chiếc trống đồng có nhiều cảnh sinh hoạt của người Đông Sơn được khắc họa rất chi tiết ở phần tang và thân trống.

Qua xem xét cho thấy điều đáng quan tâm ở đây là những cảnh sinh hoạt quanh hai ngôi nhà. Ngôi nhà thứ nhất là nhà sàn có cầu thang ở hai bên, nhà có dáng giống hình thuyền, trên nóc có chim đậu; hai bên đao mái thì một bên trang trí hình phân nửa hoa cúc trông như mặt trời mới nhô lên ở buổi bình minh, mái đao còn lại không rõ là hình gì. Bên trong ngôi nhà là một cảnh sinh hoạt rất đặc biệt, như: bên trái ngay lối cầu thang lên là một cặp nam nữ đang giao hợp, tiếp đến là ba người ngồi xổm, trong đó người ở giữa đang bưng bê một thứ gì đó trông như một đồ đựng thức uống. Còn dưới sàn nhà có một con heo cùng với chiếc máng đựng thức ăn, và một con chó đang leo cầu thang.

10
Bản rập cảnh sinh hoạt thuộc ngôi nhà thứ nhất
Ảnh: Nguyễn Hoài Nam
11
Bản rập cảnh sinh hoạt thuộc ngôi nhà thứ hai
Ảnh: Nguyễn Hoài Nam

Phân cảnh ở bên trái ngôi nhà thể hiện các chiến binh đầu đội mũ nghi lễ và mặc váy hai mảnh, tay cầm rìu, giáo, thòng lọng, như đang nhảy múa.

Phân cảnh ở bên phải ngôi nhà thể hiện bốn người, tất cả đều mặc váy dài đến gần mắt cá chân, khác hẳn với váy hai mảnh hở hang của các chiến binh ở cảnh bên trái, về đầu tóc thì ba người để xõa, một người cột tóc. Tay họ đang cầm một vật như thanh gỗ dài với các động tác người thì giơ lên, người thì chọc xuống đất.

Ngôi nhà thứ hai giống ngôi nhà thứ nhất, nhưng cảnh sinh hoạt trong nhà có khác, như: có 5 người trong nhà, trong đó 3 người bên trái không rõ họ đang làm gì, hai người còn lại thì một người đang bưng bê một vật dụng đựng chất lỏng giống như ở ngôi nhà thứ nhất. Còn ở dưới sàn nhà có 4 người và 1 con heo, trong đó 1 người đang bị trói, 2 người ngồi và 1 người đang bước lên cầu thang.

Phân cảnh ở bên trái ngôi nhà có 3 người thì 1 đang giết heo, phía sau người này có ba đồ đựng thức ăn xếp chồng lên nhau. Phân cảnh ở bên phải ngôi nhà có 4 người, về trang phục và cử chỉ giống như 4 người ở ngôi nhà thứ nhất.

Nhìn chung, 2 ngôi nhà là giống nhau, nhưng chỉ có cảnh sinh hoạt bên phải của hai nhà là giống nhau còn ở bên trái nhà là khác nhau. Để hiểu về những cảnh này, tôi nhận thấy như sau.

12
Cây nêu được khắc họa ở thân trống
Ảnh: Nguyễn Phong

Về cảnh sinh hoạt thuộc ngôi nhà thứ nhất: Phân cảnh ở trong nhà thì hình như họ đang làm lễ, nhưng điều ấn tượng nhất là cặp đôi nam nữ đang giao hợp. Tiếp đến là phân cảnh nhảy múa, tất cả đều cho biết về sự vui tươi và hạnh phúc mang tính phồn thực.

Về cảnh sinh hoạt thuộc ngôi nhà thứ hai: Phân cảnh ở trong nhà có lẽ họ cũng đang làm lễ, tiếp đến phân cảnh giết heo thì rõ ràng là hành động ăn mừng và cúng tế.

Còn về sự giống nhau của cảnh ở bên phải hai ngôi nhà thì cho thấy, đó không phải là cảnh nhảy múa, cũng không phải là các chiến binh và cái họ cầm cũng không phải là vũ khí, mà đây là những phụ nữ đang thực hiện một lễ nghi nông nghiệp, tức là họ đang cầm một thanh gỗ chọc xuống đất để tra hạt. Cách trồng trọt này hiện nay vẫn còn tồn tại ở các tộc người ở Tây nguyên, như Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk), RagLai (tỉnh Ninh Thuận), Cơ Tu, Tà Ôi (TP.Huế), Xơ Đăng (tỉnh Kon Tum), Ba Na (tỉnh Gia Lai). Hằng năm vào tháng 3, họ thường tổ chức làm lễ gọi là “Lễ trỉa hạt” để cầu mong thần linh giúp cho cây cối lên nhanh, mưa thuận gió hòa mùa màng tươi tốt.

13
Bản rập cảnh trỉa hạt ở hai ngôi nhà
Ảnh: Nguyễn Hoài Nam

Như vậy, có thể kết luận: Hai cảnh ở hai ngôi nhà là thuộc về lễ nghi nông nghiệp của người Đông Sơn, việc thể hiện phụ nữ tra hạt bởi họ tượng trưng cho sự sinh sôi. Đặc biệt ở đây còn cho biết rất rõ về trang phục của phụ nữ là mặc váy dài kín đáo, không phải là váy hai mảnh hở hang như đã được mặc định bấy lâu nay.

Ngoài ra, cũng ở trống này còn có những cảnh giết bò được khắc họa ở thân trống, và điều đáng nói là bò được cột vào cây nêu, rất giống cảnh đâm trâu hiện nay của các tộc người ở Tây nguyên. Điều này lại càng được củng cố cho nhận định về lễ nghi nông nghiệp của người Đông Sơn nêu trên. 

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm