Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

Huyền Linh 309 lượt xem 31 Tháng Mười Hai, 2024

Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn.

Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô, ngày 30/12.

Theo đó, từ ngày 15/11 đến 30/12/2024, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức đợt khai quật địa điểm chùa Hoành Mô. Hố khai quật có diện tích 200 m2 tại khu đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Hoàng Văn Bổng.

3 5
Một số di vật được tìm thấy qua cuộc khai quật khảo cổ. Ảnh: Lệ Thanh

Cuộc khai quật thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, tượng… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn.

Toàn bộ di vật đều trong tình trạng vỡ nát, số ít còn nhận diện được đầy đủ hình dáng và kích thước. Trong đó di vật thời Trần gồm các loại hình gạch hoa chanh, gạch vuông, ngói mũi sen đơn, đồ gốm men, đồ sành.

Di vật thời Lê sơ gồm các loại hình gốm men, đồ sành. Di vật thời Lê Trung Hưng có các loại hình ngói mũi sen, đao ngói, mảnh trang trí, đồ gốm men, đồ sành. Di vật thời Nguyễn chiếm số lượng nhiều nhất là các loại hình gạch, ngói, đồ gốm men.

Đợt khai quật cũng đã làm phát lộ những di tích, nhất là nền móng, sân nền các công trình kiến trúc thời Trần, thời Nguyễn. Về mặt địa tầng, các nhà khoa học đã xác định được 3 lớp văn hoá thời Trần, thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn.

Tuy vậy, do phạm vi khai quật nhỏ, toàn bộ diện tích đất khu vực đồi Chùa đã giao cho người dân sử dụng, các công trình hiện đại xây dựng sau này nằm đè nên hầu hết di tích kiến trúc chưa xuất lộ đầy đủ mặt bằng.

Nhiều chuyên gia khẳng định, đợt khai quật đã cung cấp nhiều tư liệu khoa học có giá trị. Đặc biệt đã làm xuất lộ được dấu tích sân nền lát gạch vuông và gạch hoa chanh, đây là lần đầu tiên trong các cuộc khai quật khảo cổ tại tỉnh Bắc Giang phát hiện được sân nền lát loại gạch này.

4 4
Dấu tích sân, nền gạch vuông, gạch hoa chanh thời Trần nằm ở độ sâu khoảng 1m. Ảnh: Lệ Thanh

Về quy mô, các dấu tích để lại cho thấy một công trình kiến trúc khá lớn, cấu trúc tương đối rõ ràng và hiếm gặp trong hệ thống các kiến trúc cổ ở Việt Nam.

Từ đó cho thấy, vùng đất Bắc Giang vào thời Trần là một trong những trung tâm hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đồng thời, Bắc Giang là địa bàn trọng điểm về giá trị lịch sử – văn hóa – quân sự của nhà nước Đại Việt trong lịch sử.

Các nhà khoa học đề nghị tỉnh Bắc Giang và các cơ quan kiên quan tiếp tục phối hợp khai quật mở rộng tiến tới khai quật tổng thể toàn bộ chùa Hoành Mô và nghiên cứu để làm rõ dấu tích kiến trúc, giá trị di tích để có biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Chùa Hoành Mô tọa lạc tại đồi Chùa, thuộc tổ dân phố Hoành Sơn, thị trấn Vôi, tỉnh Bắc Giang. Trong đợt điều tra, khảo sát năm 2022, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã phát hiện tại địa điểm này có nhiều di vật như ngói mũi sen, gạch trang trí hoa chanh, đồ sành… mang đậm phong cách nghệ thuật thời Trần (thế kỷ XIII – XIV); các di vật ngói, đao ngói, mảnh trang trí hình rồng, đồ gốm men thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII – XVIII), thời Nguyễn (thế kỷ XIX – XX). Bước đầu đoàn khảo sát đánh giá đây là di tích có niên đại kéo dài từ thời Trần đến thời Nguyễn.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm