Những điểm độc đáo trong “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Trần Hùng 430 lượt xem 10 Tháng Năm, 2021

Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ nhà thơ đã tạo ra nhiều tình huống “lạ” khi bạn đến chơi nhà. Ngoài ra, cách xưng hô độc đáo của Nguyễn Khuyến cũng giúp bài thơ đặc biệt hấp dẫn.

1 13

Nhà thơ Nguyễn Khuyễn một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Ông làm quan khoảng mười năm, khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được sáng tác trong thời gian ông về ở ẩn ở Yên Đổ (nay là Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam).

12 6
Cho đến ngày nay, Bạn đến chơi nhà được người đọc khá yêu thích bởi sự độc đáo, hấp dẫn của Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ. (Ảnh khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến).
13 6
Điểm độc đáo đầu tiên là hoàn cảnh tiếp đón. Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù thân hay sơ thì trước là trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến kể ra hàng loạt khó khăn của gia đình. (Ảnh: Khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến).
14 7
Nguyễn Khuyến liệt kê: Muốn ra chợ thì chợ xa, muốn sai trẻ thì trẻ đi vắng, muốn bắt cá thì ao sâu, muốn đuổi gà thì vườn rộng, rào thưa, ngay đến miếng trầu cũng không có. (Ảnh khu di tích Từ đường Nguyễn Khuyến).
15 7
Các tình huống được tạo ra có tính bông đùa, éo le, hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của một nhà nho thanh bạch.
16 4
Một điểm độc đáo nữa là ở cách xưng hô của tác giả trong bài thơ. Trong bài thơ, tác giả sử dụng cách xưng hô rất dân dã “bác”. “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”, “Bác đến chơi đây, ta với ta”.
17 4
Cách xưng hô “bác” tưởng dân dã, nhưng thực tế lại thể hiện sự thân mật, nể trọng, thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách.
18 4
ách xưng hô “bác” được Nguyễn Khuyến sử dụng khá thường xuyên. Trong bài “Gửi bác Châu Cầu”, ông viết: Từ trước bảng vàng nhà có sẵn/Chẳng qua trong bác với ngoài tôi. Trong bài Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến cũng dùng từ bác: Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước/Bác với tôi hôm sớm cùng nhau.
19
Được biết, trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Khuyến viết rất nhiều thơ về bạn. Tình bạn và làng quê là hai mạch nguồn tươi mát trong dòng thơ của Nguyễn Khuyến.

Theo Kiến Thức

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm