Những bức tranh tường ở cung An Định có tuổi đời ngót nghét 100 năm. Đây là những tác phẩm hội họa hết sức độc đáo của giai đoạn chuyển tiếp giữa mỹ thuật truyền thống với mỹ thuật mới ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Cung An Định là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua. Đây cũng là nơi ghi dấu một giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị.
Đặc biệt, đây cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung – Vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc hoa mĩ, cung điện này còn được biết đến với 6 bức tranh tường hết sức độc đáo…
Một bộ tranh gồm 6 bức được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên mặt tường trát xi măng của sảnh chính tầng một lầu Khải Tưởng – Tòa nhà chính của cung An Định.Đầu tiên là lăng Gia Long với góc nhìn từ sân chầu trước lăng hướng ra núi Đại Thiên Thọ.Đối diện với tranh lăng Gia Long là tranh lăng Minh Mạng.Tranh lăng Thiệu Trị nằm cùng mặt tường với tranh lăng Gia Long.Đối diện với tranh lăng Thiệu Trị là tranh lăng Tự Đức.Riêng lăng Đồng Khánh có hai bức, nằm hai bên cửa ra vào sảnh chính.Bức kia vẽ một góc khu tẩm điện của lăng vua Đồng Khánh.Cả 6 bức tranh này đều tả cảnh thực ở các khu lăng tẩm nên những ai đã đi thăm thực địa rồi sẽ không khó để nhận ra.
Lăng Minh Mạng – Góc nhìn từ Bửu Thành hướng về tòa Minh Lâu, so với bưu ảnh của Dieulefils.
Trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ chất vấn đối với các lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội;...
Vườn dã quỳ nở vàng giúp người dân thủ đô có thêm lựa chọn chụp ảnh mà không cần lên Ba Vì. Hằng năm, cứ đến mùa dã quỳ nở, người dân thủ đô lại ùn ùn kéo nhau tới vườn quốc gia Ba Vì để chụp ảnh. Nhận thấy tiềm năng và vẻ đẹp...
Di tích thành cổ Diên Khánh có niên đại 230 năm được công nhận là di tích quốc gia, đang xuống cấp trở thành nơi xả rác, phóng uế, cỏ dại mọc um tùm. Di tích thành cổ thành nơi xả rác Tại cửa Đông, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Đây là cổng khách...
Dù cầu Ông Lãnh là địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM, nhiều người không biết ông Lãnh là ai. Cây cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối trái cây, thủy hải sản lớn nhất thành phố từng nằm...
Trên đường tiến vào Xiêm Riệp để viếng thăm Angkor Wat tráng lệ của đất nước Campuchia, du khách có thể dừng chân ít phút chiêm ngưỡng nét cổ xưa của cầu Kompong Kdei. Cầu Kompong Kdei hay còn gọi là cầu Spean Praptos, được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới thời vua Chayravaman...