Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Ngôi nhà xưa đẹp nhất Gò Công

Ngọc Anh 44 lượt xem 12 Tháng Tám, 2024

Tọa lạc ở số 49 đường Hai Bà Trưng, TP.Gò Công (Tiền Giang), sau năm 1975, nhà Đốc phủ Hải được trưng dụng làm nhà truyền thống địa phương. Từ năm 2000, ngôi nhà được trả lại tên cũ, do Trung tâm văn hóa – thể thao Gò Công quản lý.

Dấu tích anh hùng Trương Định

Theo tài liệu lịch sử, ngôi nhà này được cất vào giữa thập niên 60 thế kỷ 19, nguyên gốc là nhà chữ đinh, 3 gian, mái lợp lá, do bà Trần Thị Sanh cất và sống cùng người con gái tên Dương Thị Hương. Về sau, ngôi nhà được sửa sang, mái lợp ngói âm dương.

7a1 17233899292181875998857
Mặt trước ngôi nhà

Năm Giáp Dần 1854, hưởng ứng lời kêu gọi khẩn hoang, chỉnh đốn lại đồn điền của Nguyễn Tri Phương với chủ trương “tĩnh vi nông, động vi binh”, Trương Định được triều đình bổ nhiệm làm Quản cơ kiêm Chánh tổng Hòa Lạc Thượng thuộc huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định. Trong thời gian này, bà Sanh được biết là người hầu của Trương Định. Khi khởi binh chống Pháp, ông thường về nhà bà Sanh họp cùng nghĩa quân bàn định việc quân cơ.

Năm 1864, khi Trương Định thất cơ rồi bị Pháp bêu đầu ở chợ Gò Công, bà Sanh nộp 10.000 quan tiền để lãnh thi hài ông về chôn cất. Mấy năm sau, vì tấm bia mộ của ông có 2 chữ “Bình Tây” nên bà Sanh lại bị nhà cầm quyền Pháp phạt tiền thêm một lần nữa.

Theo Phù lang Trương Bá Phát (Tập san Sử Địa số 3-1966, dịch từ báo cáo của Pháp), bấy giờ, Huỳnh Công Tấn tùng ngũ dưới quyền của Trương Định. Thân phụ của Tấn làm chức phó quản cơ. Khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, ông này lui về phủ Tân An mua bán sinh sống và có liên lạc với một viên quan người Việt cộng sự cho Pháp. Biết được tin này, Trương Định dọa sẽ lấy đầu Tấn nếu cha y còn giao thiệp với vị quan kia. Năm 1862, Tấn bỏ trốn và làm tay sai cho giặc Pháp.

Là người hiểu ngõ ngách của xứ Gò Công, khi có tin đồn Trương Định ra miền Trung, Tấn không tin. Đêm 19.8.1864, có người mật báo cho Tấn biết Trương Định sẽ về tại làng Kiểng Phước. Lập tức, Tấn chỉ huy một toán lính bao vây ngôi nhà trong lúc Trương Định và 25 người tâm phúc đang ở đó. Sáng sớm, Tấn cho lính tấn công ngôi nhà. Nhóm nghĩa quân chống trả quyết liệt và thoát ra ngoài. Vì biết mặt Trương Định nên Tấn chĩa súng bắn vào lưng ông; đồng thời hô lớn cho đám mã tà đồng loạt nhả đạn. Trương Định trúng một viên đạn vào lưng, ngã xuống đất.

Cũng theo tài liệu trên, năm 1864, mộ Trương Định được xây bằng đá ong với hồ vôi ô dước. Trên bia mộ đề “Đại Nam, Bình Tây đại tướng quân, Trương Công Định chi mộ”. Hai cây trụ trước mộ còn có đôi liễn: “Sơn hà thâu chánh khí/Nhựt nguyệt chiếu đơn tâm”. Bia mộ này sau đó bị giặc đập bỏ. Năm 1945, mộ Trương Định được sửa chữa lại. Bia mộ khắc: “Đại Nam, Thần dõng Đại tướng quân truy tặng Ngũ quân Quận công, Trương Công Định chi mộ”. Năm 1956, ngôi mộ được trùng tu và thêm 2 câu đối ở cửa: “Trương chí quật cường, võ liệt nêu cao đất Việt/Định tâm kháng chiến, văn mộ chói rạng trời Nam”.

Nguồn gốc ngôi nhà

Về sau, khi vào chùa quy y, bà Trần Thị Sanh giao ngôi nhà cùng toàn bộ gia sản cho con gái Dương Thị Hương và con rể Huỳnh Đình Ngươn, là Tri huyện Trường Bình trông coi, gìn giữ. Năm 1885, Tri huyện Ngươn cho tôn tạo lại ngôi nhà, chạm trổ các gian từ ấp quả đến đầu hồi. Các bức hoành phi, liễn đối được chạm trổ, cẩn xà cừ tinh xảo.

7a8 17233902965331285429694
Bàn mặt đá chân hổ phù quý hiếm

Khi ông Ngươn qua đời, bà Hương sống cùng con gái út tên Huỳnh Thị Điệu. Chồng bà Điệu là Tri huyện Nguyễn Văn Hải, sau được phong hàm đốc phủ, về ở rể trong ngôi nhà. Khi trùng tu, ông Hải cho xây thêm phần tiền sảnh ngôi nhà theo kiến trúc Tây, tường gạch dày, trang trí bằng những phù điêu kiểu Roman, đồng thời xây thêm 2 nhà vuông ở phía sau cho người làm công ở. Từ năm 1909, ngôi nhà được xây thêm hàng rào, bên trên dựng sắt tây ba mặt, phía sau xây thêm lẫm lúa lớn. Tổng diện tích khuôn viên hơn 1.000 m2. Vì vậy người địa phương gọi là “nhà Đốc phủ Hải”.

Ngoài giá trị truyền thống vì có liên quan đến lịch sử chống ngoại xâm bất khuất của anh hùng dân tộc Trương Định, nhà Đốc phủ Hải còn có giá trị về lịch sử kiến trúc. Đây là ngôi nhà pha trộn lối kiến trúc đông – tây, như mặt tiền nhà kiến trúc kiểu Roman. Ở đầu các bộ xiên, trính đều chạm 3 mặt. Các bộ liễn đối khảm xà cừ óng ánh. Trên đố cửa, vòm cửa và các bao lam chạm khắc nhiều đề tài khác nhau như chùm nho, con sóc, con dơi, hoa lá, chim trĩ, hươu nai đứng cùng sư tử, chim ưng…

7a9 17233903346451469565624
Cặp chóe Bát Tràng hoa xanh men rồng nổi

Hiện, ngôi nhà còn lưu giữ nhiều vật dụng xưa độc đáo, quý hiếm như bàn ghế kiểu Louis có chân cong chạm nổi hoặc khảm xà cừ. Một số bàn tròn chân quỳ, mặt đá kiểu Louis. Chiếc giường thất bảo mặt đá kiểu Quảng Đông và 2 bộ tranh thêu rất đẹp. Đặc biệt, cái bàn mặt đá chân hổ phù được chạm cẩn xà cừ thuộc loại hiếm có. Ngoài ra còn có cặp chóe gốm Bát Tràng cao hơn 1 m, hoa xanh men rồng nổi, dùng đựng nước uống, được cho là thuộc đồ nghi dụng triều đình, có niên đại trên 200 năm… (còn tiếp).

Theo Thanh Niên.

Bài viết cùng chủ đề:

    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    Bán nhà phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, diện tích 40m, mặt tiền 4m, giá 2.65 tỷ có thương lượng. Nhà nằm trên mặt ngõ đẹp nhất phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, ngõ rộng xe 3 gác đi lại thoải mái, thông thoáng. Mặt phố Trương Định hiện đang có quy hoạch mở rộng đường, tương lai sẽ là một con đường đẹp nhất quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: ‘Bảo tàng sống’ giữa phố cổ

    Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký ở phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) được xem như “bảo tàng sống” vì giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa. Lưu giữ báu vật vô giá Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái...
    ct1 172374018667957138346

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ đẹp nhất ‘xứ Tiên’

    Ngôi nhà cổ gần 200 tuổi được một gia đình ở tỉnh Quảng Nam gìn giữ như báu vật. Điều đáng nói, ngôi nhà này được ông Ngô Đình Diệm hỏi mua tới 3 lần nhưng gia chủ đều từ chối. Nằm cách TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng Lộc Yên ở xã...
    1 10

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ bên di sản thế giới Thành nhà Hồ

    Ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng đã tồn tại hơn 200 năm, nằm cạnh di sản thế giới Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Đây là một trong những ngôi nhà cổ dân gian tiêu biểu của Việt Nam và đang được giữ gìn cẩn trọng. Nhà cổ dân gian...
    1 9

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ của dòng họ nữ tướng Bùi Thị Xuân

    Sống trong căn nhà cổ được tổ tiên truyền lại, gia đình ông Bùi Đắc Khả (73 tuổi, ở khối phố Phú Xuân, TT.Phú Phong, H.Tây Sơn, Bình Định) luôn tự hào và động viên nhau giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia tộc. NHÀ CỔ ĐẸP NHẤT HUYỆN Đôi bờ sông Kôn đoạn...

Được quan tâm