Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Ngôi nhà truyền qua 4 đời

Ngọc Anh 167 lượt xem 8 Tháng Tám, 2024

“Hiện nay việc trùng tu nhà xưa có nhiều hạn chế. Còn rất ít thợ đủ trình độ và tay nghề để trùng tu những ngôi nhà xưa theo đúng nguyên bản. Mặt khác, ý thức của người đang sở hữu nhà xưa cũng là điều đáng nói”, nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường nhận định.

Những di vật quý giá

Chúng tôi ghé thăm nhà ông Võ Văn Võ ở khu 1B, TT.Cái Bè (H.Cái Bè, Tiền Giang) khi chủ nhà đang bận rộn phục vụ đoàn khách nước ngoài ăn trưa. Ông Võ cho biết mỗi ngày đều có du khách, nhưng theo mùa, không phải lúc nào cũng đông. Họ đi theo tour do các công ty lữ hành tổ chức. Đến trưa hoặc chiều thì ghé lại nhà ông ăn uống, nghỉ ngơi. Việc ăn uống do các công ty lữ hành đặt trước, chủ nhà chỉ lo việc nấu nướng theo thực đơn yêu cầu. Ngoài việc ăn uống, họ còn được tham quan nhà xưa, thay đổi không khí.

ct4a ol 1723048784133393379805
Mặt trước ngôi nhà chữ đinh 3 gian, 2 chái

Ngôi nhà của ông Võ là một trong những công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc nhà xưa Nam bộ đầu thế kỷ 20, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Từ sau khi được xếp hạng di tích, gia đình ông Võ được khuyến khích đầu tư sửa chữa để phục vụ du khách tham quan. Tuy nhiên, ông băn khoăn liệu việc sửa chữa thay đổi quá nhiều có làm mất đi vẻ đẹp ngôi nhà hoặc vô tình hủy hoại di sản của người xưa…

Ông Võ là cháu đời thứ 4 của người xây cất ngôi nhà – ông Võ Văn Vĩnh (ông cố của ông Võ). Khoảng năm 1928, ông Vĩnh mua gỗ và thuê thợ miền Bắc vào làm nhà đến 3 năm mới xong. Ngôi nhà cất theo kiến trúc nhà chữ đinh, 3 gian, 2 chái, diện tích gần 400 m2. Hàng hiên trước nhà được che chắn bằng nhiều song gỗ. Mái nhà lợp ngói vảy cá, nền lót gạch tàu.

ct4b ol 17230488347311175037185
Các đuôi kèo được chạm trổ rất độc đáo, tinh xảo

Bộ khung nhà gồm 54 cây cột gỗ tròn, loại gỗ thao lao được kê trên đá xanh, khoảng cách giữa các cột cái là 2,7 m. Bên trên là 6 thanh kèo được thiết kế theo mô típ kèo vỏ đậu cùng bộ trính ngàm mộng khít rịt, chắc chắn. Mang cá đầu kèo hai bên chạm hoa lá, đuôi kèo chạm đầu rồng. Hai mặt đuôi kèo cũng được chạm trổ rất tinh xảo với hoa văn mây cuộn, trúc, hoa và cành mai, chim trĩ, gà trống, dơi…

Ngôi nhà bố trí 5 cửa vào nhà chính. Các đố cửa gian giữa cũng được chạm trổ công phu các loại hoa và trái. Khung cửa thì chạm nổi dây lá cùng các đề tài long, phụng, dơi, quả lựu cách điệu… Ngoài ra, ở hai bên gian chính là vách lụa có 18 khuôn chạm lọng các đề tài hoa lá. Các khuôn chạm lọng này giúp cho ngôi nhà thông gió và sáng sủa hơn. Bộ bao lam ở gian thờ cũng được chạm lọng hình chim trĩ và hoa mẫu đơn. Phía sau 3 chiếc tủ thờ khảm xà cừ là các bức tranh lụa vẽ cảnh sơn thủy hữu tình đã có tuổi đời hơn 80 năm nhưng còn giữ được màu sắc, chữ viết bằng mực tàu vẫn còn rõ nét.

ct4c ol 17230488725171077651561
Các đuôi kèo được chạm trổ rất độc đáo, tinh xảo

Trên cửa gian chính gắn tấm hoành phi đại tự chạm ba chữ “Hiển nhạc đường” được chạm trổ, sơn son thếp vàng rực rỡ. Ông Võ cho biết tấm hoành do người rể thứ 7 của ông cố hiến cúng vào năm 1929 với ý nghĩa ca tụng ngôi nhà của cha vợ là hiển hách. Ông này là chủ tiệm vàng thời đó nên vàng được phủ lên là loại “vàng xịn”, dù đã gần một thế kỷ nhưng vẫn còn sáng rực, do đó nhiều người nhầm tưởng tấm hoành mới làm. Đây là một trong những di vật quý giá của ngôi nhà.

Không có gì là vĩnh cữu

Theo giới thiệu của ông Võ, nhà ông hiện còn lưu giữ nhiều vật dụng từ thời ông cố để lại, như 3 bộ trường kỷ, mấy bộ ván gõ xưa. Ngoài ra còn có bình hoa, nhạo rượu bằng đồng chạm khắc rất đẹp và 2 bộ lư đỉnh đồng đúc song long. Những vật dụng kỷ niệm này dù nhà ông có nghèo khổ cỡ nào cũng ráng giữ chứ không bán.

ct4d ol 17230488957551088229523
Tấm hoành phi thếp vàng có từ năm 1929

Gian chính ngôi nhà treo khá nhiều liễn đối chữ Nho và tranh cẩn ốc xà cừ, nhưng có nhiều bức đã bị bong tróc mất ốc từng mảng lớn như gốc cành mai, thân chim. Ông Võ kể: “Cách đây khá lâu, do công việc làm ăn phải đi xa, nhà chỉ có một mình má tôi ở nên mấy ông buôn đồ cổ họ lợi dụng người già mắt kém, xin vào xem rồi lén cạy lấy mấy mảng ốc lớn. Họ cũng gạ gẫm mua đồ cổ của nhà này, nhưng tôi đã kịp thời ngăn chặn”.

ct4e ol 1723048938529884879577
Ở gian chính, các bức vách được chạm lọng công phu

Việc sửa chữa lại ngôi nhà ông Võ cũng rất cân nhắc. Mấy năm trước, do mưa tạt nên hàng song gỗ ở mái chái phía nam bị mục, buộc phải thay bằng gỗ mới. Phía trước hàng hiên cũng vậy, hồi đó ông cố làm song vuông tới 7 phân nhưng sử dụng gỗ dầu nên bị mối mọt gặm nhấm rệu rã. Mục thì phải thay, nhưng gỗ bây giờ đắt giá nên phải làm thưa hơn song cũ. Ngoài ra còn có vài thanh đố cửa, ô trám bị hỏng phải mua gỗ thuê người phục chế lại theo mẫu cũ. Còn nền gạch tàu xài mấy chục năm rồi bị ẩm mốc, xử lý không được, cũng phải lót lại gạch mới. Nền nhà trông sáng sủa hơn, sạch sẽ hơn nhưng lại mất đi sự cổ kính, giá trị nguyên bản của người xưa.

ct4f ol 17230489665891779573375
Gian thờ với bộ trường kỷ xưa và các bức tranh lụa độc đáo

“Đâu có cái gì vĩnh cửu, nếu hư thì phải sửa thôi. Nhất là cây gỗ lâu ngày giữ kiểu nào cũng bị mối mọt, hoặc thời tiết nắng mưa làm hư hỏng. Không ai muốn phá hỏng di vật của ông bà, nhất là những món đồ quý, ví dụ như tấm biển thếp vàng thời ông cố tôi để lại. Tôi thấy sửa theo cách của người Nhật sửa nhà của ông Kiệt trên Phú Hòa là hay nhất. Nhưng ngặt một nỗi là mình không có tiền, cũng không có tay nghề, kỹ thuật, nên đành chịu”, ông Võ trầm ngâm nói. (còn tiếp)

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm