Nhã nhạc cung đình Huế kết hợp giao hưởng hiện đại trong Huế Symphony

Ngọc Thương 64 lượt xem 21 Tháng Tám, 2024

Nhã nhạc cung đình Huế được thổi hồn mới mẻ qua bản phối của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, hòa quyện trong tiếng đàn của dàn giao hưởng tại nhà hát Sông Hương.

img0430 17241634199221091194989
Dàn nhạc Nhã nhạc cung đình Huế biểu diễn tại sự kiện

Chiều 20-8, tại TP.HCM đã diễn ra buổi họp báo công bố và giới thiệu đêm nhạc Huế Symphony: Bản giao hưởng Huế. Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng là giám đốc âm nhạc.

Du lịch âm nhạc cùng Huế Symphony

Huế Symphony là một đêm đối thoại âm nhạc giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại.

Dự án có mục tiêu góp phần tạo ra một sản phẩm du lịch bằng âm nhạc độc đáo cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

img 0421 17241636160861998674904 1
Nhã nhạc cung đình Huế sẽ được thổi làn gió mới qua các bản phối của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng

 

Các nghệ sĩ tham gia trình diễn gồm có Saxophonist Trần Mạnh Tuấn, Nghệ sĩ sáo trúc Trần Khánh Tường, ca sĩ Đức Tuấn, Ngọc Khuê, Đào Mác, Bạch Trà, Xuân Định K.Y, DJ Huy Ngô, Dustin Tieu…

Đặc biệt, đêm nhạc chào đón hai nữ nghệ sĩ quốc tế là nhạc sĩ người Nhật Bản Akari Nakatani – người từng thủ vai Michiko trong phim điện ảnh Em và Trịnh, và Violinist Jmi KO – nghệ sĩ violin đến từ Hàn Quốc.

Nhã nhạc cung đình Huế được tái hiện qua các bản phối mới mẻ đến từ nhà soạn nhạc Trần Mạnh Hùng, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Dustin Tiêu theo phong cách trẻ trung cùng dàn nhạc Orchestra Imagine Philharmonic và Học viện Âm nhạc Huế.

Cây vĩ cầm bằng sứ được chế tác bởi nghệ nhân, nghệ sĩ violin Nguyễn Xuân Huy

 

Khán giả còn được thưởng thức những bản nhạc kinh điển trên thế giới cũng như của Việt Nam nói chung và xứ sở Bình Trị Thiên nói riêng. Giám đốc sản xuất Châu Lê cho biết: “Từng nghệ sĩ trình diễn trong đêm nhạc đều được tuyển chọn khắt khe cho từng phần trình diễn để đem lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khán giả”.Ngoài ra, khán giả còn được tham quan buổi triển lãm nhạc cụ. Trong đó, có cây vĩ cầm bằng sứ được chế tác bởi nghệ nhân, nghệ sĩ violin Nguyễn Xuân Huy. Ông là người đầu tiên ở Việt Nam chế tác thành công vĩ cầm bằng sứ và duy nhất trình diễn trước Nhật Hoàng vào năm 2019 cùng bộ nhạc cụ của triều Nguyễn là bộ Biên Chung.

Tại Huế Symphony, Xuân Huy sẽ dành tặng phiên bản violin bằng sứ cho chương trình và sẵn sàng chuyển nhượng cho những người yêu thích sưu tầm nhạc cụ.

img0413 17241628210001914425610
Cây vĩ cầm bằng sứ được chế tác bởi nghệ nhân, nghệ sĩ violin Nguyễn Xuân Huy

Lợi nhuận sẽ góp vào quỹ bảo tồn di sản Cố đô Huế

Về việc tổ chức chương trình vào tháng 10, thời điểm mùa mưa ở miền Trung, ông Nguyễn Văn Phúc – giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Do sự biến đổi khí hậu, năm nay Huế có thể sẽ kéo dài đợt nắng nóng đến tận tháng 11.

Ông Nguyễn Văn Phúc – giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi họp báo

Chúng tôi chọn tổ chức trong không gian nhà hát, vì vậy thời tiết sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể. Thêm vào đó, từ tháng 10 đến tháng 3 cũng trùng với mùa cao điểm của du lịch quốc tế ở Huế”. Lý giải về việc không tổ chức ở nơi đông đúc du khách quốc tế như Sài Gòn hay Hà Nội, ông Châu Lê chia sẻ:

 

“Tôi có một tình yêu đặc biệt dành cho Huế. Nơi đây, có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa, và con người nơi đây luôn giữ được sự mộc mạc, chân thành mà ít nơi nào có được. Vì vậy tôi mong muốn làm một điều gì đó đặc biệt cho Huế, mà chưa ai từng làm”.

img0438 17241641633931938639364
Ông Nguyễn Văn Phúc – giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi họp báo

Có nhiều hạng vé phục vụ cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau, dao động từ 250.000 đồng đến 3,5 triệu đồng.

Huế Symphony đang hướng đến trở thành đêm nhạc được nhiều du khách ghé thăm mỗi khi đặt chân đến Huế và là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây.

Khi được hỏi đâu là điểm mới mẻ thu hút khán giả sẽ quay lại xem Huế Symphony, ông Châu Lê cho biết: “Tôi đang tập trung vào những du khách lần đầu đặt chân đến Huế, lần đầu đến xem. Tôi chưa có kế hoạch cho những người muốn xem lần thứ hai”.

Ngoài ra, theo ông Châu Lê, một phần lợi nhuận từ chương trình sẽ đóng góp vào quỹ bảo tồn di sản Cố đô Huế và trao đi các suất học bổng tài năng âm nhạc trẻ.

Dự kiến, Huế Symphony sẽ diễn ra vào ngày 19 và 20-10.

Theo Tuổi Trẻ

Bài viết cùng chủ đề:

    1 7

    Những ngọn núi thiêng: Săn mây trên đỉnh Hải Vân

    Hải Vân là dãy núi thuộc hệ Trường Sơn kéo dài ra tận Biển Đông, giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP.Đà Nẵng. Nơi đây, ngoài con đèo hiểm trở còn có công trình Hải Vân quan là di tích đặc biệt được xây dựng thời nhà Nguyễn, vừa được trùng tu mở cửa đón du...
    16012022112729930vna potal tuyen quang ra mat san pham du lich trai nghiem boi mang hat then tren ho na nua 5871842

    Đắm mình trong điệu then, đàn tính trên hồ Nà Nưa

    Khi đến Tân Trào (Tuyên Quang), một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua là hành trình trên hồ Nà Nưa, nơi du khách lên chiếc bè mảng – một chiếc thuyền lớn làm từ tre lồ ô thô sơ, đắm mình trong điệu then, đàn tính. Hành trình khám phá Tuyên Quang bắt...
    9 1

    Giá trị biểu tượng kiến trúc chùa Khmer

    Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vùng ĐBSCL, nổi bật với sự phong phú của nền văn hóa Khmer, đặc biệt là các chùa Khmer với hệ thống biểu tượng kiến trúc độc đáo. Những biểu tượng này không chỉ phản ánh tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Khmer, còn là di sản...
    4 3 e1725848458862

    Triển lãm tranh ‘Hà Nội trong tôi’ kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

    Triển lãm “Hà Nội trong tôi” giới thiệu 50 tác phẩm về văn hóa, di sản cũng như phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người Thủ đô. Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc...
    3 6

    Quảng Nam: Trình diễn múa lân nghệ thuật chào đón Tết Trung thu 2024

    Những màn trình diễn múa lân Mai Hoa Thung thể hiện sự khéo léo, tinh tế và kỹ năng điêu luyện của các nghệ nhân. Ngày 7/9, tin từ Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam cho biết, vào ngày 13/9 tại Khu nghỉ dưỡng Hoiana Resort & Golf (huyện Duy Xuyên) sẽ diễn ra chương trình...

Được quan tâm