Chưa có đồng hồ để xác định giờ trong ngày, người Việt thời xưa sử dụng một số phương pháp nhằm phân chia giờ giấc, phục vụ sinh hoạt.
Theo ghi chép của nhà Nguyễn, khi chưa có đồng hồ và cách chia 24 giờ/ngày, người Việt thường sử dụng cách chia một ngày thành 12 canh giờ, tương ứng với 12 con giáp. Mỗi canh tương ứng với 2 giờ.
Tuy nhiên, còn một cách chia khác là “đêm năm canh, ngày sáu khắc”. Ban đêm được tính từ lúc 7h tối đến 5h sáng, mỗi canh có 2 giờ và một đêm dài 10 tiếng. Về 6 khắc của ban ngày, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về độ dài 1 khắc của người xưa.
2. Theo cách phân chia của người xưa, giờ chính Ngọ tương ứng với thời gian nào trong ngày?
Giờ Ngọ tương ứng với khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ trong ngày. Vì vậy, giờ chính Ngọ là 12 giờ trưa.
Người nông dân thường nhìn bóng cây để đoán được giờ Ngọ. Cây đứng bóng là đã đến giờ ăn uống, nghỉ trưa. Đến khi thấy bóng cây hơi nghiêng là đã qua giờ Mùi, lại tiếp tục lao động. Thời điểm 5 giờ chiều – 7 giờ tối thường có tiếng chiêng, trống từ trại lính, báo hiệu kết thúc một ngày.
3. Các ghi chép về loại đồng hồ có mặt số kiểu hiện đại xuất hiện lần đầu dưới triều đại nào?
Dưới thời Lê trung hưng, nhiều thương nhân của phương Tây đã đến buôn bán với nước ta. Vì vậy, loại đồng hồ có mặt số, phân chia một ngày theo 24 giờ dần xuất hiện.
Trong sách Phủ Biên tạp lục, nhà bác học Lê Quý Đôn đã ghi lại những mô tả và hình vẽ về những chiếc đồng hồ này. Cụ thể, mặt đồng hồ được đánh số thứ tự theo kiểu Tây phương (1,2,3,…) lẫn chữ Hán. Một số chiếc được chia thành 12 khung thời gian, một số chia thành 24 khung, khi kim chạy hết 1 vòng sẽ kết thúc 1 ngày.
Theo sách Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất, thợ thủ công dưới quyền chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) thậm chí còn sao chép hoàn thiện những chiếc đồng hồ của thương nhân nước ngoài. Đồng hồ sao chép có hình dáng và khả năng hoạt động không khác gì phiên bản gốc.
4. Thời nhà Nguyễn, bộ phận nào của triều đình chịu trách nhiệm về tính toán giờ giấc, làm lịch, xem ngày?
Thời nhà Nguyễn, Khâm Thiên Giám là cơ quan chuyên quan sát thiên văn, thời tiết, đồng thời làm lịch, xem ngày, báo giờ để định mùa vụ cho nhân dân.
Ngoài ra, Khâm Thiên Giám cũng chịu trách nhiệm giữ đồng hồ báo canh ở điện Cần Chánh, nơi ở của vua.
Thời vua Lê Thánh Tông, cơ quan này có tên Tư Thiên Giám, thuộc bộ Lễ.
5. Đồng hồ đo bằng bóng nắng có tên gọi là gì?
Khuê biểu” hay đồng hồ đo bằng bóng nắng là một dụng cụ tính thời gian đơn giản của người xưa. Nó bao gồm một thước đồng nằm ngang (khuê) và một thước thẳng đứng (biểu), đặt vuông góc với nhau.
Ngoài ra, còn một số dụng cụ đo thời gian phổ biến khác như “nhật quy” – đồng hồ mặt trời, “lâu khắc” – đồng hồ nước, “sa lậu” – đồng hồ cát.
Việt Nam xưa