Người bản Mát khát khao một con đường

Hồng Đào 180 lượt xem 17 Tháng Năm, 2021

Kể từ ngày vào lập nghiệp, bà con bản Mát (thuộc xã Đồng Hợp, huyên Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) khao khát có một con đường đi lại. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua vẫn chỉ là con đường đất, dốc xói thành rãnh, khiến việc đi lại của bà con rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa gió, đường vừa dốc vừa trơn…

ban mac 1 1
Đường vào bản Mát.

Bản Mát là bản thuộc vùng 135, đặc biệt khó khăn của xã Đồng Hợp. Do địa hình phức tạp, dốc, đồi núi, dễ bị xói lở kết hợp với nền đất đỏ sét nên mỗi lần trời mưa, dân bản không thể đi lại được. Tuyến đường từ trung tâm đến bản dài khoảng 2 km, mặt đường luôn trong tình trạng trơn trượt, đặc biệt là đoạn từ thôn Tân Thắng đi vào trung tâm bản xuống cấp nghiêm trọng do xói lở.

Hàng chục năm qua, bà con phải đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản, vật liệu qua những đoạn đường gồ ghề, nhỏ hẹp, trời đổ mưa là đường trơn trượt và ách tắc thường xuyên. Không những vậy, bản có 3 cụm dân cư, cụm nào cũng có tràn chảy băng ngang qua, khiến đoạn đường nguy hiểm hơn cho người dân vào những ngày mưa gió, lúc lũ ống lũ quét xảy ra.

Ông Vi Văn Tuấn, Bí thư Chi bộ bản Mát cho biết: Dân bản Mát khao khát có con đường cứng hóa từ lâu lắm rồi. Vậy nhưng chờ mãi vẫn cứ chỉ là đường đất, bà con đi lại khổ sở lắm. Thương các cháu đi học mỗi ngày, ở bản việc đưa đón con đi học là bỏ một ngày lao động.

Những ngày mưa gió lớn, nước tràn từ núi xuống tạo thành những cơn lũ ống băng qua tràn khiến việc đi lại bị đình trệ. Khổ nhất là lúc trong bản có người ốm đau muốn đưa ra bệnh viện chữa trị, nhưng đường nhỏ hẹp, gồ ghề, ô tô không thể vào vận chuyển người bệnh.

Hiện tại bản Mát có 75 hộ dân sinh sống với 330 nhân khẩu, có tổng cộng gần 60 em học sinh phải đi học mỗi ngày qua con đường “đau khổ” để đến trường. Ông Nguyễn Văn Thìn người dân sinh sống tại bản Mát cho biết: Con đường vào bản thực sự là một cực hình. Hai bên ven đường là rãnh, đi lại rất khó khăn.

Không chỉ có vậy, việc xe ô tô tải vào thu hoạch keo khiến con đường ngày một khó đi hơn. Nguy hiểm hơn, keo tràn xuống đường chắn cả lối đi, các cháu đi học về rất nguy hiểm. “Chúng tôi muốn chở vật liệu xây dựng về sửa sang nhà cửa cực kì khó khăn và tốn nhiều chi phí. Cứ nghe nói chở vào bản Mát là đã bị bác tài từ chối rồi, chẳng biết đến bao giờ đoạn đường vào bản được đổ bê tông, có cống tràn để đi lại đỡ khổ và giảm bớt nguy hiểm cho dân bản”, ông Thìn ao ước.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND xã Đồng Hợp cho biết: Xã đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên, thậm chí những đợt tiếp xúc cử tri, người dân cũng đã phản ánh về tình trạng đường xuống cấp, xói lở và trơn trượt rất khó đi, nhưng vẫn chưa được. Địa phương cũng như nhân dân bản Mát rất mong muốn nâng cấp tuyến đường cho bà con trong bản đi lại được thuận tiện hơn.

Trong khi đó, ông Phan Đình Đạt, Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp chia sẻ: Huyện đã biết và rất quan tâm đến vấn đề này, nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp; hơn nữa, huyện cũng có nhiều nơi còn khó khăn nên phải xử lý một cách phù hợp.

Hàng ngày hàng giờ người dân bản Mát luôn khao khát có một con đường được bê tông cứng hóa để trẻ em có thể đến trường học tập, người dân đi lại, giao thương hàng hóa nông sản thuận lợi. Vì thế, ngay lúc này rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, có phương án cấp kinh phí để sửa chữa, nâng cấp tuyến đường vào bản này, tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định cuộc sống và góp phần giảm nghèo ở cơ sở.

Theo Đại đoàn kết

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm