Ngư dân vào mùa moi biển, ‘bỏ túi’ cả triệu đồng mỗi ngày

Huyền Linh 205 lượt xem 12 Tháng Sáu, 2024

Mặc cho thời tiết nắng như đổ lửa nhưng những ngư dân vùng ven biển xứ Thanh vẫn hồ hởi ra khơi đánh bắt moi (ruốc) biển. Có những bè (đóng bằng luồng và xốp) trúng được gần tấn moi chỉ trong buổi sáng, đem về thu nhập cả triệu đồng.

Theo kinh nghiệm đánh bắt moi biển của ngư dân tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm thường có 2 vụ moi biển, từ tháng 3 – tháng 8 và từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Thời điểm hiện tại là vụ moi chính, nên sản lượng đánh bắt cũng được nhiều hơn, giúp ngư dân vùng ven biển TP.Sầm Sơn và H.Quảng Xương (Thanh Hóa) bội thu.

Dưới đây là hình ảnh PV ghi lại cảnh ngư dân Thanh Hóa bội thu moi biển:

1 5
Một bè của ngư dân xã Quảng Đại (TP.Sầm Sơn, Thanh Hóa) đánh được gần 1 tấn moi trong buổi sáng 11.6
MINH HẢI
2 5
Ngư dân thường ra khơi đánh moi từ khoảng 3 giờ sáng, đến khoảng 10 giờ sáng thì vào bờ để bán moi
MINH HẢI
3 5
Mỗi bè đánh moi thường đi 2 người. Vùng biển đánh bắt moi cũng không cố định, tùy vào khu vực moi di chuyển, có ngày đánh bắt cách bờ 10 hải lý, nhưng cũng có ngày chỉ cách bờ 3 – 5 hải lý
MINH HẢI
4 5
Thường mỗi ngày bè của ngư dân đánh bắt được từ 2 – 5 tạ moi, bè nào trúng đậm được gần 1 tấn moi chỉ trong buổi sáng
MINH HẢI
5 5
Ngư dân Viên Đình Sỹ (57 tuổi, ngụ xã Quảng Đại, TP.Sầm Sơn) cho biết, dù vất vả nhưng thu nhập từ đánh bắt moi biển cũng cao. Thường thì người đi làm thuê như ông thu nhập từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi ngày.
MINH HẢI
6 4
Moi biển đánh bắt vào bờ được các thương lái mua, phơi khô và xuất bán đi nhiều nơi trên cả nước. Một số cơ sở thu mua moi còn tìm được mối bán sang Trung Quốc.
MINH HẢI
7 4
Mỗi năm thường có 2 vụ moi biển, từ tháng 3 đến tháng 8 và từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau
MINH HẢI

8 3

10 3

9 3
Moi vừa vào bờ được các thương lái mua đưa đi phơi khô. Thời điểm hiện tại là chính vụ, moi đánh bắt được nhiều nên giá moi tươi rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 7.000 đồng/kg. MINH HẢI
11
Một ngư dân đánh bắt moi vui vẻ khoe thành quả khi bè của ông được 7 tạ moi chỉ trong buổi sáng
MINH HẢI
12 3
Ngư dân đi đánh bắt moi thường là những người đàn ông, còn những người vợ, người mẹ thì chờ trên bờ khi bè vào để bán moi
MINH HẢI
13
Moi biển bán theo cân, giá cũng bấp bênh, tùy vào ngày đánh bắt được ít hay được nhiều
MINH HẢI
14 1
Buổi sáng những ngày này trên bãi biển các xã Quảng Đại (TP.Sầm Sơn), Quảng Hải (H.Quảng Xương) luôn nhộn nhịp cảnh bè ra vào, cảnh mua bán moi
MINH HẢI
15
Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến việc đánh bắt moi vất vả hơn, nhưng lại thuận lợi cho việc phơi moi
MINH HẢI
16
Dọc bãi biển khu vực giáp ranh giữa TP.Sầm Sơn và H.Quảng Xương có gần 100 chiếc bè làm nghề đánh bắt moi biển
MINH HẢI
17
Trừ chi phí, trung bình mỗi bè đánh moi thu về từ 2 – 3 triệu đồng mỗi ngày
MINH HẢI
18
Vượt bãi cát nóng rát chở moi đi phơi khô
MINH HẢI
19
Ngư dân sắp xếp lại ngư cụ đánh moi để chuẩn bị cho ngày đánh bắt mới
MINH HẢI
20
Moi tươi được các thương lái thuê người phơi khô để xuất bán
MINH HẢI
21
Người dân lót bạt hoặc các tấm lưới dày để phơi khô moi ngay trên bãi biển
MINH HẢI
22
Nếu trời nắng, moi tươi chỉ cần phơi từ 4 – 5 giờ là khô
MINH HẢI

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm