Ngôi đền thiêng gắn với chuyện tình ngang trái của công chúa nhà Trần

Trần Thư 188 lượt xem 31 Tháng Năm, 2021

Trước đền Mõ còn một cây gạo cổ thụ mà theo lời kể được truyền lại, cây do chính tay nàng công chúa nhà Trần trồng sau ngày bà về đây lánh những điều tiếng về cuộc tình lạc lối.

b1

Nằm ở xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền Mõ là một ngôi đền cổ thờ Quỳnh Trân công chúa – vị công chúa nhà Trần mà cuộc đời gắn liền với một giai thoại tình ái chấn động sử sách.

b2

Theo sử liệu cũ, công chúa Trần Quỳnh Trân (? – 1308) là con vua Trần Thánh Tông và cung phi Vũ Thị Ngọc Lan. Bà cũng là chị ruột của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, Quỳnh Trân xinh đẹp và hiền dịu nên rất được vua cha yêu quý.

b3

Bấy giờ Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là một viên tướng kiêu dũng trí lược nổi danh trong triều. Là con nuôi của vua, Trần Khánh Dư thường tự do ra vào nơi cung cấm, rồi không biết từ lúc nào mà công chúa Quỳnh Trân và viên tướng trẻ đã yêu nhau say đắm.

b4

Trớ trêu thay, Hưng Vũ vương Nghiễn – con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng say mê Quỳnh Trân. Hưng Đạo vương đã dạm hỏi xin cưới Quỳnh Trân cho con trai minh. Không thể từ chối Trần Hưng Đạo, vua Trần đã chấp thuận.

b5

Quỳnh Trân về với Hưng Vũ vương nhưng không thể dứt được tình với Trần Khánh Dư. Hai người vẫn gặp nhau để tình tự, rồi chuyện bị phát giác làm cả triều đình náo động, lời đồn lan truyền khắp trong ngoài hoàng cung.

b6

Bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã lên nối ngôi cha. Vừa không muốn phật ý Hưng Đạo vương, vừa thương chị gái, tiếc người tài, nên vua ban lệnh cho đánh chết Khánh Dư nhưng ngầm dặn không được đánh chết, sau đó xuống chiếu đoạt hết quan tước, tịch thu tài sản.

b7 1

Trần Khánh Dư phải lui về thái ấp của phụ thân ở Chí Linh, Hải Dương, ngày ngày đội nón lá mặc áo ngắn đi bán than để che giấu thân phận của mình. Còn Quỳnh Trân bị nhà chồng trả về sống tại cung riêng.

b8 1

Năm 1282, quân Nguyên lăm le xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trong lúc tình thế cấp bách, vua quan nhà Trần tình cờ nhận ra Trần Khánh Dư khi ông đang chèo thuyền trên sông. Khánh Dư được đưa về kinh thành và phong ngay làm Phó đô tướng quân.

b9 1

Về lại Thăng Long, Khánh Dư và Quỳnh Trân lại có cơ hội gặp nhau. Tình cũ còn mặn nồng, họ lại quấn quýt không rời, đến nỗi chính sử phải chép: “Rút cuộc Khánh Dư cũng không sửa được lỗi lầm cũ”. Tuy nhiên, mối tình lạc lối này không tồn tại được lâu dài.

b10 1

Mệt mỏi với điều tiếng bủa vây, không lâu sau khi tái ngộ tình cũ, Quỳnh Trân đã lập am tu hành ở nơi mà ngày nay là đền Mõ. Trước đền còn một cây gạo cổ thụ mà theo lời kể được truyền loại, cây do chính tay nàng công chúa nhà Trần trồng năm 1284 – một năm sau ngày bà về đây lánh đời.

Theo Tri Thức & Cuộc Sống

Bài viết cùng chủ đề:

    1 2

    Sài Gòn qua bản đồ

    Năm 1698, thủ phủ Gia Định đặt trên địa bàn có sẵn hai phố thị Sài Gòn và Bến Nghé. Từ năm 1623, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên đã cho lập hai đồn thu thuế tại Prai Kor (sau biến âm thành Sài Gòn) và tại Kas Krobey tức Bến Nghé. Người Việt tới làm...
    40

    Bức tranh mùa lúa chín nơi rẻo cao Xím Vàng

    Ghé thăm xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La vào những ngày này, du khách sẽ có dịp ngắm tầng lớp thửa ruộng bậc thang chín vàng, đang vào mùa thu hoạch. Nằm ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, xã Xím Vàng cách trung tâm huyện Bắc Yên khoảng...
    20

    Trùng tu điện Thái Hòa sẽ hoàn thành sớm hơn dự kiến

    Điện Thái Hòa, ngôi điện đẹp và có vị trí quan trọng nhất Kinh thành Huế đang tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai. Dự kiến, tháng 11/2024 di tích này sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại, sớm hơn kế hoạch 12 tháng. Đầu tháng 10/2024, rào chắn xung quanh điện...
    13 2

    Ra mắt sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” nhân Ngày Giải phóng Thủ đô

    Cuốn sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” do nhà xuất bản Đại học Sư phạm phát hành sẽ chính thức ra mắt độc giả vào ngày 26.9 tới đây. Cuốn sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024) và 72...
    z5861549460419 d9d86640adea2c04c2716d83e5156d2f

    Bình Định xưa ‘mắt thấy tai nghe’: Thị Nại

    Năm 1884, cùng lúc với việc Pháp và Việt Nam ký hòa ước Giáp Thân 1884 thì công sứ Quy Nhơn Eugène Navelle thực hiện cuộc hành trình từ cảng Quy Nhơn đi về phía tây, từ Thị Nại đến Bla (Kon Tum), băng qua cao nguyên An Khê và các phế tích, di tích,...

Được quan tâm