Ngôi đền cổ 2.300 năm tuổi ở Phú Thọ bị trộm mất bảo vật vô giá

Trần Thư 125 lượt xem 15 Tháng Sáu, 2021

Sau khi phá két sắt, kẻ trộm đã lấy đi 40 sắc phong và nhiều sách cổ chữ Hán tại Đền Quốc tế (xã Dị Dậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 15/6, thông tin với phóng viên, ông Tạ Đình Hạp (Ban quản lý di tích xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ trộm tại Đền Quốc tế. Kẻ trộm đã lấy đi nhiều sách cổ và sắc phong tại ngôi đền cổ có tuổi đời gần 2.300 năm.

Theo đó, đêm ngày 22/5, lợi dụng đêm tối và khu vực xa dân, kẻ trộm đã đột nhập và dùng xà beng phá két sắt rồi lấy đi 40 sắc phong và nhiều sách cổ chữ Hán (số sách cao chừng 40cm xếp chồng lên nhau).

bv1
Kẻ trộm đã phá chiếc két nặng 250kg để lấy đi số sắc phong và sách cổ bên trong

“Kẻ trộm đã lấy đi toàn bộ sách cổ và bỏ lại sách mà chúng tôi mới khôi phục. Số sách cổ và sắc phong là tài sản vô giá với ngôi đền và người dân chúng tôi. Ngay sau khi xảy ra sự việc, người dân và Ban quản lý đã báo lên cơ quan công an, hiện vẫn chưa có thông tin về kẻ trộm”, ông Hạp cho hay.

Theo UBND huyện Tam Nông, đây là ngôi đền thờ Thánh Cao Sơn, người đã có công phò vua, giúp nước đánh tan quân Thục năm 258 trước Công nguyên. Cao Sơn được Vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) phong chức Chỉ huy sứ Tả tướng quân.

bv2
Đền Quốc tế được nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1992

Sau khi đánh tan quân giặc, ông trở về trang Dị Nậu (tức xã Dị Nậu ngày nay) giúp nhân dân cấy cày, trồng lúa, ươm tơ, dệt lụa, săn bắn…

Đến năm 188 trước Công nguyên ông mất và hóa tại trang Dị Nậu. Sau khi ông mất, để tỏ lòng tri ân công đức, người dân làng Dị Nậu đã lập đền thờ phụng.

Trải qua các triều đại, ngôi đền đã có 40 đạo sắc phong có dấu ấn của các nhà vua. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh Cao Sơn, hàng năm nhân dân xã Dị Nậu tổ chức lễ hội.

Phần Lễ tổ chức trang nghiêm, thành kính với các nghi lễ như: Rước kiệu, Tế lễ, Dâng hương. Phần Hội với các trò chơi dân gian như: Bách nghệ trình làng, Cướp kén bán ngài, Cờ tướng…

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    tapchidangnho d5d503c8de8e37d06e9f

    Tục lệ Cúng Đất ở Huế

    Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng Đất một cách thành kính. Lễ cúng này thường diễn ra vào tháng Hai hay tháng Tám âm lịch. Phải nói rằng Cúng Đất biểu...
    1 15 e1721857706993

    Khám phá ngôi làng cổ độc nhất ở Việt Nam có 3 di sản thế giới

    Làng Trường Lưu đã hơn 600 năm tuổi đời, hiện có 3 di sản được UNESCO công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Làng Trường Lưu thuộc xã Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang cũ, nay là xã Kim Song Trường, huyện...
    3 19

    Thế giới đó đây: Ngôi làng cheo leo trên vách đá

    Nằm cheo leo trên vách đá bazan nhỏ hẹp cao 50m so với mực nước biển, trải dài chừng một cây số với chiều rộng chỉ có thể đủ để xây được hai ngôi nhà, Castellfollit de la Roca là một trong những ngôi làng đẹp nhất ở Catalonia, Tây Ban Nha. Cảnh tượng hùng...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...

Được quan tâm