Chùa Tiêu Dao thuộc thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là ngôi chùa cổ, được trùng tu với chất liệu gốm sứ do nghệ nhân Bát Tràng thực hiện.
Với kiến trúc “độc nhất, vô nhị”, tôn vinh tinh hoa nghề gốm Bát Tràng, chùa Tiêu Dao trở thành điểm du lịch hấp dẫn được nhiều người chiêm bái.
Làng gốm Bát Tràng có hai thôn: Giang Cao và Bát Tràng. Ngôi chùa gốm sứ – Chùa Tiêu Dao được xây dựng trên phần đất của thôn Giang Cao. Chùa đã có từ rất lâu, được xây dựng từ khi lập làng.Trước năm 1945, chùa Tiêu Dao là nơi cất giấu tài liệu, sách báo của Đảng, cơ sở của nhiều cán bộ cách mạng. Nơi đây cũng từng là cứ điểm của nghĩa quân Cần Vương.Phó Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Nguyễn Trung Kiên cho biết, trải qua những biến cố lịch sử, nhiều kiến trúc của chùa không còn nguyên vẹn. Từ năm 2001, ngôi chùa đã được chỉnh trang lại để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.Vào năm 2011, ngôi chùa tiếp tục được tu bổ, tôn tạo với ý tưởng là đưa những tinh hoa của làng gốm vào kiến trúc tâm linh, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng.Hiện, chùa có 78 pho tượng gốm, đầu đao, mái chùa, ban thờ cho tới các cột trang trí ngoài cũng được làm bằng gốm do các nghệ nhân Bát Tràng thực hiện.Tại chính điện, nổi bật có hai pho tượng Hộ Pháp được đúc nguyên khối bằng gốm sứ với các đường nét tinh xảo. Mỗi bức tượng cao 2,5m và mất hơn 1 năm để hoàn thiện.Giữa hai bậc thềm lên tòa Tam bảo là bức tranh gốm sứ nhiều màu sắc – tác phẩm độc bản của chùa Tiêu Dao. Bức tranh có kích thước khoảng 2×2 m.Những bức phù điêu gốm tinh xảo.
Những bình gốm lớn tô điểm cho kiến trúc của ngôi chùa.Chùa Tiêu Dao hiện đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Bát Tràng.Chùa Tiêu Dao được xem là “bảo tàng của làng nghề” gốm sứ Bát Tràng.
Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...