Nghề ướp trà sen Quảng An là di sản phi vật thể quốc gia

Huyền Linh 176 lượt xem 14 Tháng Tám, 2024

Nghề làm trà sen ở Quảng An có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định đưa Nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trà sen được coi là một loại danh trà công phu bậc nhất trong dòng trà ướp hương. Nghề làm trà sen ở Quảng An có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Phường Quảng An với ưu thế 3 mặt giáp hồ Tây, có 157 héc-ta (ha) mặt nước hồ Tây với thổ nhưỡng tốt, lớp bùn dày rất phù hợp cho sen Bách Diệp phát triển nên từ xa xưa, đây là nơi trồng sen và làm trà sen nổi tiếng.

1 8
Hiện nay, tại Quảng An có nhiều hộ gia đình vẫn duy trì nghề ướp trà sen. Ảnh: TL

Sen Hồ Tây thường nở rộ từ khoảng giữa tháng 5 đến đầu tháng 9. Khi nở, sen Hồ Tây có màu hồng phớt, bên trong có nhiều tầng cánh hoa, hạt sen nhỏ và mẩy. Mùi hương sen Hồ Tây nồng nàn hơn hẳn các loại sen khác.

Sen dùng ướp trà là sen Bách Diệp, là loại sen nhiều cánh nhỏ, màu hồng phớt, chúm chím nụ.

Theo những người làm nghề ướp trà sen, thời điểm hái sen có vai trò quan trọng tới chất lượng của việc ướp trà. Sen phải được hái lúc tờ mờ sáng, khi những giọt sương còn chưa tan. Từng bông sen được hái thật nhanh với những thao tác nhẹ nhàng để búp sen không nhàu nát.

Sau khi bông sen được đưa về nhà, người làm trà thực hiện các công đoạn bóc cánh, tách gạo sen (thứ được ví như túi hương của bông sen). Tách gạo sen là công đoạn khó nhất đòi hỏi phải nhanh tay, khéo léo để gạo sen trắng, không nát và lưu giữ được mùi hương.

Sau khi trà được ướp một lần với gạo sen, trà được cho vào bông sen với định lượng mỗi bông khoảng 15 gram. Công việc này đòi hỏi kỹ năng khéo léo, tỉ mỉ của người làm trà.

Từng khâu để ra được thành phẩm là sen trà rất tỉ mỉ, nếu không xem tận mắt, mọi người khó mường tượng ra. Chính vì thế, trà sen hiện có giá bán từ 7 – 10 triệu đồng 1 kg.

Việc chọn chè để ướp cũng không kém phần quan trọng, chè được chọn là loại chè khô nhưng chưa vào hương. Chè được đem ướp với những cánh hoa sen, gạo sen. Để ướp được 1kg chè sen phải cần tới 1.500 bông hoa sen và để mẻ chè đượm hương sen phải đủ 21 ngày với 7 lần vào hương và 7 lần sấy.

Trà sen từ xa xưa đã là một phẩm trà quý, thấm đẫm hồn Việt, chinh phục, mê hoặc biết bao thế hệ người Việt. Hoa sen có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và tôn giáo của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Sen kết hợp với trà tạo nên một sự đồng điệu, sen nhập vào trà kéo trà lên, trà đưa sen lên đỉnh cao của hương vị.

2 6
Sen dùng ướp trà là sen Bách Diệp, là loại sen nhiều cánh nhỏ, màu hồng phớt, chúm chím nụ. Ảnh: TL

Hiện nay, tại Quảng An có nhiều hộ gia đình vẫn duy trì nghề ướp trà sen. Tuy nhiên, nghề ướp trà sen tại Quảng An đang gặp khó khăn do diện tích trồng sen bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sen; thị hiếu của người dùng, nhất là giới trẻ ngày càng ít quan tâm về trà và không thích uống trà.

Thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều biện pháp khuyến khích nghề làm trà sen. Năm 2015, di sản văn hóa phi vật thể nghề làm trà sen Quảng An đã được Sở Văn hoá – Thể thao TP Hà Nội kiểm kê và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể ưu tiên bảo vệ.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm