Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor trở thành Di sản văn hóa phi vật thể

Huyền Linh 225 lượt xem 15 Tháng Tám, 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là một dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn và tôn vinh nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc của dân tộc Cor.

3 7
Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor trở thành Di sản văn hóa phi vật thể

Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor đã gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần của họ qua nhiều thế hệ. Cây nêu không chỉ là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn mà còn là cầu nối tinh thần giữa người Cor và thần linh.

Cây nêu cao nhất, thường được dựng vào dịp Tết Ngả rạ, có chiều cao từ 10 đến 15 mét, được trang trí hoa văn hai màu đen đỏ, tượng trưng cho trời và đất.

4 6
Nghệ nhân Hồ Ngọc An nói về nghệ thuật tạo hình cây nêu của người Cor

Phần thân cây nêu được treo những bộ Gu, tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng gỗ đặc trưng chỉ có ở người Cor. Bộ Gu là những họa tiết tâm linh, phản ánh sự phong phú trong văn hóa dân gian của tộc người này.

Cùng với bộ Gu, cây nêu còn có những con chim chèo bẻo bằng gỗ, biểu tượng cho chim trời do thần linh phái xuống giúp đỡ người Cor.

5 5
Thân cây nêu được trang trí hoa văn với những màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.

Mỗi khi dựng cây nêu, người Cor thực hiện các nghi lễ cúng bái rất trang trọng và thiêng liêng, thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh. Chim chèo bẻo trên đỉnh cây nêu được xem là chim của thần linh, nên người Cor không bao giờ săn bắt hay ăn thịt loài chim này.

Việc công nhận nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc mà còn góp phần bảo tồn và phát huy di sản quý báu này cho các thế hệ tương lai.

6 5
Nghi thức trong lễ hội của đồng bào Cor bên cây Nêu – Ảnh: Hoàng Tâm

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm