Nghệ sĩ Pháp mang ‘cuộc dạo chơi ảo diệu’ vào Hoàng cung nhà Nguyễn

Huyền Linh 216 lượt xem 11 Tháng Sáu, 2024

Những nghệ sĩ Pháp mang đến Lễ hội ánh sáng Festival Huế 2024 hành trình khám phá ảo diệu trong lòng Đại nội Huế với 12 tác phẩm sắp đặt âm thanh và ánh sáng.

2 13

Lễ hội ánh sáng là chương trình Đại sứ quán Pháp và Viện Pháp tại Việt Nam mang đến Tuần lễ Festival Huế 2024. Chương trình được ví như hành trình khám phá ảo diệu và đầy chất thơ trong lòng Đại nội Huế với 12 tác phẩm sắp đặt âm thanh và ánh sáng. (Ảnh: Việt Anh).

3 11

Lễ hội khai mạc lúc 19h ngày 8/6 tại Thái Bình Lâu (Đại nội Huế) và kéo dài đến 20/6 tại khung giờ 18h – 22h hằng ngày (trừ các ngày 9 và 12/6). Lễ hội tiếp đón lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm ngay trong đêm khai mạc. (Ảnh: Việt Anh)

4 3

Theo Ban tổ chức, Lễ hội ánh sáng Festival Huế 2024 được tổ chức nhằm tăng cường kỹ năng của đội ngũ địa phương thông qua trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng và bí quyết chuyên môn của Pháp. Lễ hội là kết quả hoạt động hợp tác giữ ekip Pháp và Việt Nam. (Ảnh: Việt Anh)

5 3

Lễ hội ánh sáng được lên ý tưởng vào cuối năm 2022 với mong muốn mang đến cho khách tham quan một hành trình trải nghiệm thú vị thông qua việc kết hợp công nghệ và kỹ thuật sáng tạo khác nhau. Tất cả các tác phẩm sắp đặt đều được sáng tạo nhằm mang đến cho người xem đắm chìm trong vũ trụ kỳ ảo trong chặng đường khám phá âm thanh và ánh sáng. (Ảnh: Việt Anh).

6 2

Những đèn lồng truyền thống của Huế được thắp sáng đồng bộ tạo vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, là sự kết hợp giữa ánh sáng và nghệ thuật sắp đặt. (Ảnh: Việt Anh)

7 2

Lễ hội ánh sáng tại Tuần lễ Festival Huế 2024 sẽ là chuyến du hành giữa lòng Đại nội, tựa như lời mời gọi đưa du khách đến với thế giới mộng ảo và trí tưởng tượng. (Ảnh: Việt Anh)

8 1

Lễ hội ánh sáng là thành quả của hơn một năm sánh tạo, tìm kiếm giải pháp kỹ thuật và sản xuất của đội ngũ AC3 (một studio sáng tạo kỹ thuật số, kết hợp nghệ thuật với công nghệ nổi tiếng thế giới) để mang đến cho khách tham quan cuộc dạo chơi kỳ thú trong khuôn viên Đại nội Huế và Thái Bình Lâu. (Ảnh: Việt Anh).

9 1

Để thực hiện toàn bộ các tác phẩm sắp đặt tại Lễ hội ánh sáng Tuần lễ Festival Huế 2024, ekip sáng tạo phải xây dựng hệ thống điều khiển tập trung, được thiết kế riêng gồm 9 máy chủ dữ liệu, 22 thiệp điện tử, lượng lớn dây cáp và hơn 4.500 nguồn sáng mang đến sinh lực cho các toà nhà, khu vườn, cây cối, hòn non bộ và hồ nước trong Thái Bình Lâu (Đại nội Huế). (Ảnh: Việt Anh).

10 1

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong khâu tổ chức mang đến cho du khách những phút giây trải nghiệm thú vị với bữa tiệc là thành quả của sự kết hợp hài hoà giữa công nghệ hiện đại và nghệ thuật truyền thống. (Ảnh: Việt Anh)

Festival Huế 2024 là hoạt động thường niên, kéo dài trong suốt năm, mở đầu bằng chương trình Khai hội – Lễ Ban Sóc ngày 1/1/2024 và kết thúc bằng chương trình Countdown ngày 31/12/2024 với điểm nhấn là tuần lễ Festival Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 12/6. Trong đó, chương trình khai mạc lần đầu tiên được tổ chức tại điện Kiến Trung vào 20h ngày 7/6, với chủ đề “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau”.

Tuần lễ Festival Huế 2024 có nhiều chương trình nghệ thuật, sự kiện hấp dẫn như đêm nhạc “Đối thoại Trịnh Công Sơn – Gửi chút gì rất Huế”; lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”; Lễ hội ánh sáng; dạ tiệc Hoàng cung… và sẽ kết thúc bằng chương trình nghệ thuật khép lại Tuần lễ Festival Huế 2024 lúc 20h ngày 12/6.

Theo VTC News

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm