Ngày hội hái mận ở rẻo cao Mường Lống

Trần Hùng 275 lượt xem 29 Tháng Năm, 2022

Tại xã vùng cao Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang diễn ra Ngày hội hái mận năm 2022. Đây là sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu mận Tam hoa đến người dân, du khách và các thương lái.

21 4
Du khách chụp ảnh lưu niệm cùng các thiếu nữ Mông cùng trang phục truyền thống tại Hội thi hái mận 2022.

Đây là lần đầu tiên huyện vùng cao Kỳ Sơn tổ chức Ngày hội hái mận năm 2022 tại xã Mường Lống. Ngày hội hái mận có sự tham dự của đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An, huyện Kỳ Sơn và đông đảo bà con trong vùng và thương lái. Ngày hội hái mận năm 2022 diễn ra trong ba ngày từ ngày 27 đến ngày 29/5, với các hoạt động như: Hội thi mận đẹp, lễ hội chọi trâu, bò, đốt lửa trại, chụp ảnh lưu niệm…

Đến với Ngày hội hái mận này du khách còn được trải nghiệm, tham quan, chụp ảnh, hái mận, cùng tham gia các hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào người Mông xã Mường Lống.

Ngày hội hái mận được tổ chức nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, thương lái, tạo sự tương tác giữa phát triển nông nghiệp với du lịch. Đồng thời, xây dựng sản phẩm du lịch mới ở xã Mường Lống như homestay, tham quan, trải nghiệm văn hóa ẩm thực, văn hóa trình diễn của đồng bào Mông…, nhằm thu hút du khách đến thăm quan, du lịch ở Mường Lống nói riêng và huyện vùng cao Kỳ Sơn nói chung.

22 3
Thiếu nữ người Mông tham dự Hội thi hái mận ở xã Mường Lống.

Từ những năm 90 thế kỷ trước, từ chương trình, dự án hỗ trợ xóa cây thuốc phiện, cây mận Tam hoa được đưa vào trồng tại huyện biên giới Kỳ Sơn. Cây mận được trồng nhiều tại các xã vùng cao như: Mường Lống, Nậm Cắn, Đoọc Mạy, Na Ngoi, Tây Sơn, Nậm Càn, Huồi Tụ… Trong đó xã Mường Lống là khu vực trồng mận lớn nhất Nghệ An, với hơn 30ha.

Hiện, toàn huyện Kỳ Sơn có khoảng 45ha mận đang cho thu hoạch, với năng suất đạt 5 đến 7 tấn/ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 150 đến 200 tấn/năm, cho thu nhập hơn một tỷ đồng/năm.

Những năm gần đây, huyện Kỳ Sơn đã tổ chức cải tạo và phục tráng nhiều diện tích mận. Để giúp người dân tiêu thụ được sản phẩm ổn định, huyện Kỳ Sơn đã hướng dẫn người dân trồng mận theo hướng an toàn, hữu cơ; nâng cao chất lượng gắn với đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản và khai thác các sản phẩm du lịch của địa phương.

23 1
Hội thi mận đẹp, mận ngon của các hộ đến từ các bản trên địa bàn xã Mường Lống.

Theo Báo Dân Tộc

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm