Ngẩn ngơ với vẻ đẹp của làng quê Việt bên sông Hồng, nơi ‘tìm lại thời gian đã mất’

Huyền Linh 269 lượt xem 20 Tháng Hai, 2024

Khu du lịch thôn Anh An tái hiện lại tất cả dáng vẻ mộc mạc của làng quê Việt. Khách đến đó thoáng chốc ngỡ ngàng như đi lạc về vùng ký ức xa xăm nào đó ở thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước.

1
Khu du lịch thôn Anh An nằm sát bờ sông Hồng (quận Long Biên, Hà Nội) giống như một ga tàu “bán vé để trở về tuổi thơ”.

Thôn Anh An rộng gần 4ha nằm sát bên bờ sông Hồng. Theo chủ nhân của khu du lịch này, anh xây dựng với mong muốn có thể tái hiện lại những ký ức tuổi thơ rơm rạ của mình.

“Những năm gần đây, trong khi nhiều người trẻ đổ xô ra thành thị để mưu sinh và xây dựng cơ nghiệp thì những người lớn  thành đạt có xu hướng bỏ phố về quê để tránh xa phố thị ồn ào, náo nhiệt nhưng đầy áp lực và nặng gánh lo toan”, anh cho biết.

2
Đây là nơi tái hiện lại những ký ức làng quê Việt Nam cách đây khoảng 30 – 40 năm, với những vẻ đẹp nhuốm màu thời gian…

Đồng thời đây cũng là nơi để các con anh – tài sản tuyệt vời và quý báu nhất của anh – có những trải nghiệm cuộc sống đồng quê yêu dấu giữa Thủ đô đang dần bị công nghệ xâm lấn và bê tông hoá.

Khu du lịch thôn Anh An được chia ra làm 2 khu chính. Khu vực Tây Bắc với nét đặc trưng là ngôi nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, những loài hoa của núi rừng Tây Bắc… 

3
Khu vực Tây Bắc với nét đặc trưng là ngôi nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, những loài hoa của núi rừng Tây Bắc.
4
Hoa tam giác mạch – loài hoa của núi rừng Tây Bắc

Khu vực Bắc Bộ là nơi tái hiện một ngôi làng thu nhỏ với các chi tiết đặc trưng như cổng làng, cây đa, giếng nước và ngôi nhà 5 gian. Nơi đây, có nhiều đồ dùng, vật dụng đặc trưng của các gia đình nông thôn Việt Nam ở những năm 1980 – 1990. 

5
Giếng nước – nét đẹp giản dị của làng quê Bắc Bộ
6
Tại thôn Anh An, bất cứ góc nào khách cũng có thể “tìm lại thời gian đã mất”, và ghi lại những bức hình đẹp đến ngỡ ngàng.

Các công trình trong Khu du lịch thôn Anh An thể hiện tâm huyết của chủ nhân. Các kiến trúc hoàn toàn sử dụng vật liệu thuần tự nhiên như gỗ, tre, trúc, lá cọ… Lối đi lát đá gập ghềnh mang ý nghĩa tượng trưng cuộc đời con người cũng phải trải qua những lúc thăng trầm, lên xuống theo thời cuộc.

7
Cây rơm, máy quạt lúa, và đủ loại nông cụ xưa như cày, bừa, cào, nơm, đó, trúm….

8

9
Tại thôn Anh An, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống làng quê Việt hàng chục năm về trước
10
Chủ nhân Khu du lịch thôn Anh An có một tuổi thơ đáng nhớ bên căn nhà đơn sơ nên anh cho xây dựng căn nhà đắp đất, mái lợp cọ để những người như anh được sống lại tuổi thơ thời còn khốn khó
11
Những gam màu trong trẻo, tươi sáng giúp bạn dễ dàng hoài niệm về một thời thơ ấu với tre trúc, rơm rạ…

“Giữa Hà Nội bộn bề lo toan và nặng gánh áp lực, Khu du lịch thôn Anh An giống như một ga tàu bán vé để trở về tuổi thơ, cho tâm hồn mỗi người được dịp lắng lại… và bình yên hơn”, Nguyên Thảo – một du khách ghi lại cảm nhận của cá nhân chị về khu du lịch này.

Theo Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề:

    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...
    12 4

    Chầm chậm nhé, hoa sưa

    Hà Nội mùa nào hoa sấu? Hà Nội mùa nào hoa sưa? Hoa sấu nở vào đầu hạ, còn hoa sưa chọn cữ cuối tháng Hai, đầu tháng Ba âm lịch, khi đất trời và phố phường còn đang say ngủ trong màn mưa bụi, khi hoa bưởi, hoa ban còn chưa nhạt sắc. Bất...
    8 4

    Chuỗi triển lãm hơn 700 tranh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông

    Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông, một chuỗi triển lãm sẽ được tổ chức, giới thiệu hơn 700 tác phẩm của ông với công chúng. Ngày 13/3, tại Nhà triển lãm 92 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP HCM đã diễn ra buổi giới thiệu 3.000 tác phẩm của...
    12 3

    Giữ gìn nghi thức hầu đồng: Tránh xa mê tín, giữ gìn giá trị văn hóa của người Việt

    Hầu đồng – một nghi thức tâm linh quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt – không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Với sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, vũ điệu, trang phục và không gian...
    21 2

    Tam Đảo sẵn sàng cho Lễ hội Tây Thiên 2025

    Để chuẩn bị cho Lễ hội Tây Thiên 2025 diễn ra vào ngày 14/3 tới, Tam Đảo đã huy động hàng trăm người tham ra phục vụ, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc. Diễn ra từ ngày 14 – 16/3 (tức ngày 15 – 17/2 âm lịch), Lễ hội...

Được quan tâm