Ngắm sắc xuân trên từng nét vẽ, mảng màu ấn tượng

Huyền Linh 65 lượt xem 14 Tháng Hai, 2025

Triển lãm mỹ thuật “Khai Xuân” đang diễn ra tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) mang đến cho công chúng một không gian văn hóa-nghệ thuật đầu năm mới ngập tràn sắc xuân trong từng nét vẽ, mảng màu vô cùng ấn tượng.

Triển lãm “Khai Xuân” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức thực hiện, hưởng ứng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, mừng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Đây cũng là dịp để động viên, khích lệ các nghệ sĩ đã thành danh và các nghệ sĩ giàu triển vọng không ngừng sáng tác những tác phẩm đặc sắc, góp phần vào sự phát triển của nghệ thuật nước nhà.

58 tác phẩm của 29 tác giả được lựa chọn trưng bày là tổng hòa của những sắc màu cá tính riêng biệt song có chung nguồn năng lượng tích cực, gửi gắm những thông điệp tốt lành về một mùa xuân mới mẻ, tràn đầy niềm tin và hy vọng. Tại triển lãm, các chất liệu hội họa phong phú được các nghệ sĩ xử lý, thể hiện thuần thục và điêu luyện, từ sơn dầu, acrylic, khắc gỗ, sơn mài cho đến lụa, giấy dó. Số lượng tác phẩm điêu khắc tuy ít hơn song cũng đem lại những giá trị thẩm mỹ độc đáo.

20 4
Người dân Thủ đô Hà Nội tham quan triển lãm “Khai Xuân”. Ảnh: nhandan

Với chủ đề mùa xuân, nhiều tác phẩm khắc họa cảnh đẹp thiên nhiên, các mùa hoa, lễ hội truyền thống… khắp mọi miền Tổ quốc, từ những bản làng miền núi phía bắc tới phố xá Hà thành hay các vùng quê sông nước. Họa sĩ Ngô Quang Nam (sinh năm 1942), tác giả cao tuổi nhất của triển lãm, đóng góp 3 tác phẩm tâm đắc là “Bên hồ Thiền Quang”, “Trên cao nguyên Hà Giang” và “Điệu khèn Mông”. Chia sẻ cảm xúc của một nghệ sĩ lão thành, ông bày tỏ niềm vui khi tham dự một sự kiện tập hợp nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam.

Mỗi tác phẩm tại đây đều chứa đựng những ý tưởng, những cảm nhận sâu sắc về sức sống mùa xuân của người nghệ sĩ, thông qua ngôn ngữ nghệ thuật gửi tới công chúng. Cùng chung đánh giá triển lãm “Khai Xuân” tập hợp được nhiều tác phẩm tiêu biểu trên nhiều chất liệu, họa sĩ Lê Anh Vân – nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam khẳng định, nghệ thuật là cầu nối giúp mọi người chia sẻ tình yêu và niềm hạnh phúc trong mùa xuân mới. Tại triển lãm này, họa sĩ Lê Anh Vân có tác phẩm “Rắn đàn”, góp một góc nhìn nghệ thuật về hình tượng con giáp của năm.

Bên cạnh đó, một trong những tác phẩm được nhiều người xem chú ý thưởng thức và chụp ảnh lưu niệm là bộ tranh tứ bình “Những mùa bình yên” của họa sĩ Vũ Thùy Mai (sinh năm 1990). Tác phẩm mầu nước trên lụa của họa sĩ trẻ tuổi nhất triển lãm gây ấn tượng bởi sắc màu rực rỡ, tươi sáng và sự hài hòa của rất nhiều chi tiết nhỏ. Theo nữ họa sĩ, tác phẩm lấy cảm hứng từ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông ở Hà Nội, với mỗi mùa một loài hoa, thứ quả khác nhau, để lại dấu ấn riêng. Xuân có thược dược và thủy tiên, hạ có hoa sen, mùa thu hoa sữa, mùa đông hoa cúc…

21 2
Tác phẩm của Nguyễn Nghĩa Dậu. Ảnh: T. Điểu

Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu giàu tính nghệ thuật, thể hiện tư duy sáng tạo phong phú có thể kể đến như “Những ngọn núi và những dòng sông” của Ngô Tuấn Phong, “Không gian màu hồng” của Thái Nhật Minh, “Mùa xuân của mẹ” của Lưu Thanh Lan, “Cầu Long Biên” của Vương Thạo…

29 tác giả tham dự triển lãm, đại diện cho ba thế hệ nghệ sĩ tạo hình, những người đã có những cống hiến cho sự phát triển của ngành mỹ thuật, từng công tác hoặc tham gia các công tác chuyên môn do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức; là những nghệ sĩ đã có tên tuổi và nghệ sĩ trẻ có sự chỉn chu trong nghề nghiệp, đang dần khẳng định chỗ đứng trong nền nghệ thuật nước nhà.

22 2
Bộ tứ bình Những mùa bình yên của Vũ Thùy Mai. Ảnh: T. Điểu

Có thể kể đến như Ngô Quang Nam, Nguyễn Phú Cường, Lê Anh Vân, Vi Kiến Thành, Vương Thạo, Mai Xuân Oanh, Lê Đức Tùng, Hải Kiên, Lâm Đức Mạnh, Nguyễn Trường Linh, Nguyễn Hữu Khoa, Ngô Quang Dương, Nguyễn Nghĩa Dậu, Trịnh Tuân, Chu Viết Cường, Vũ Thái Bình, Tống Ngọc…

Có mặt tại triển lãm, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh sự kế thừa, tiếp nối giữa các thế hệ cho chúng ta một cái nhìn tương đối đầy đủ và toàn diện về mỹ thuật Việt Nam đương đại, với đội ngũ tác giả giàu năng lượng sáng tạo.

Triển lãm “Khai Xuân” mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 20/2.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm