Ngắm những cổ vật đặc sắc được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh

Trần Hùng 151 lượt xem 21 Tháng Năm, 2021

Có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm, mỗi cổ vật quý đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh đều mang trong mình câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất núi Hồng sông La.

21 14

Những bộ trang sức bằng gốm (ảnh 1), vật dụng bằng đá (ảnh 3), bộ hài cốt của người Việt cổ (ảnh 2) được phát hiện tại xã Thạch Lạc (Thạch Hà) có niên đại hơn 4.400 năm; những vật dụng bằng sắt, đồng (ảnh 4) sử dụng trong sinh hoạt của con người thời văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân)…, tất cả đã chứng minh trên mảnh đất Hà Tĩnh hàng nghìn năm trước, con người đã “an cư, lạc nghiệp”

22 10

Các cổ vật được trưng bày cho thấy không chỉ sinh sống, người Việt cổ ở Hà Tĩnh đã có nền văn minh phát triển ở tất cả những thời kỳ tiền sử của nhân loại: thời đồ đá, đồ kim khí. (Trong ảnh: Nồi đất nung có niên đại 2000 – 2300 năm được phát hiện tại bãi Lòi (Nghi Xuân).

23 10

Đi lên từ thời đồ đá, kim khí, cộng đồng dân cư vùng đất núi Hồng, sông La cũng đã trải qua những biến thiên của lịch sử dân tộc từ thời Bắc thuộc cho đến các triều đại phong kiến độc lập tự chủ. (Trong ảnh: Bộ sưu tập đồ gốm từ thế kỷ VIII – X được phát hiện tại huyện Nghi Xuân).

24 9

Chuông chùa Rối phát hiện ở xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên) được đúc vào đầu thế kỷ XIV, trên thân chuông có khắc bài thơ của danh sỹ Phạm Sư Mạnh (1300 – 1384).

25 6

Cổ vật chứng minh, dấu ấn văn hóa Phật giáo phát triển rực rỡ thời Lý -Trần (thế kỷ X-XIV), trong đó, Hà Tĩnh cũng là nơi có những ngôi chùa lớn được xây dựng. Ảnh: Quai chuông chùa Rối bằng đồng, hình con rồng có hoa văn tinh xảo.

26 4

Ấn môn hạ sảnh (1377) thời vua Trần Duệ Tông là một trong 3 ấn quan trọng của cơ quan Trung ương thời bấy giờ. (Trong ảnh: bên trái là mặt ấn, bên phải là thân ấn)

27 3

Thạp gốm thời Trần, thế kỷ XIII-XIV (giữa) được sưu tầm tại huyện Thạch Hà năm 1983

28 3

Sách Hậu thần thư ký thời Lê Trung Hưng, năm 1736, chất liệu bằng đồng thau, sưu tầm tại huyện Đức Thọ năm 1977.

29 3

Bảo vật quốc gia súng thần công “Bảo Quốc an dân Đại tướng quân” năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) được phát hiện tại vùng biển Nghi Xuân năm 2003. (Trong ảnh: 1 trong 3 khẩu súng thần công được trưng bày tại bảo tàng tỉnh)

30 3

“Mộc bản Trường học Phúc Giang” thuộc dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lưu, Can Lộc) đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương có niên đại từ giữa thế kỷ XVIII.

31 3

Đến nay, Bảo tàng Hà Tĩnh đã sưu tầm được gần 11.000 hiện vật, trong đó có hơn 2.000 cổ vật, 3 bảo vật quốc gia. Nhiều cổ vật quý được khai quật tại các di chỉ khảo cổ học, do cán bộ bảo tàng sưu tầm và người dân hiến tặng. Những cổ vật quý hiếm đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của di sản văn hóa Hà Tĩnh. Đây cũng là nguồn sử liệu quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, con người Hà Tĩnh của các học giả cũng như những người quan tâm.

Theo Báo Hà Tĩnh

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm