Ngắm “kiệt tác” cổng đình được người dân xem như “báu vật”

Trần Thư 89 lượt xem 25 Tháng Năm, 2021

Đây là những cổng làng độc đáo còn sót lại trong quá trình đô thị hóa ở các làng quê Bắc Bộ. Nó không chỉ là “báu vật” của người dân mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ sáng tác ảnh hay các nghệ nhân làm cây cảnh nghệ thuật.

Một trong những “kiệt tác” cổng đình ở làng quê Bắc Bộ là cây bồ đề ôm trọn cổng đình làng Phú Hậu thuộc xã Sơn Đông (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) và cổng làng Yên Cốc (xã Hồng Phong, Chương Mỹ, TP. Hà Nội) nằm hoàn toàn trong bộ rễ của cây đa cổ thụ.

Ngắm những “kiệt tác” cổng làng từ rễ cây cổ thụ:

cd1

Cây bồ đề đình làng Phú Hậu (xã Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đã có hàng trăm năm tuổi, thân cây 6 người ôm, cao trên 30m, cành và tán lá mọc xum xuê ôm trọn lấy cổng đình làng, giống như rồng cuộn ẩn mình trên cổng và tiếp xuống đất để nuôi cây.

cd2

Tương truyền từ thời xa xưa, một vị vua khi đi qua đây, thấy vẻ đẹp non nước hữu tình của thôn và thấy 2 cây bồ đề mọc tươi tốt lại có thế của cây cổ thụ, nên đã cho xây đình và đền thờ cạnh cây bồ đề. Kể từ đó đến nay, người dân trong thôn luôn tôn thờ, vun đắp đình, đền cùng hai cây bồ đề.

cd3

Tháng 10/2016 cây bồ đề đã được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vinh danh là cây di sản.

cd4

Theo các cụ cao niên trong làng, nhìn bộ rễ như một con rồng đang cuộn mình, phần thân ngóc lên trên trời nó giống như cách nghệ nhân hay nói là “Long đàn phượng vũ”. Đứng từ xa có thể thấy tán cây xòe như cánh chim phượng đang dang cánh trên cổng đình.

cd5

Bộ rễ kỳ vĩ, chắc khỏe của cây bồ đề bám chặt gần hết cổng đình.

cd6

Mặt ngoài, bộ rễ lớn quấn quanh vòm cổng tạo thành hình vòng cung có chiều cao trên hai mét.

cd7

Bộ rễ không chỉ tạo thành hình vòng cung mà ăn sâu vào bên trong vòm cổng đình làng.

cd8

Qua năm tháng, cây bồ đề đã trở thành một phần không thể tách rời của kiến trúc ngôi đình này.

cd9

Cổng làng Yên Cốc (xã Hồng Phong, Chương Mỹ, TP. Hà Nội) nằm hoàn toàn trong bộ rễ của cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Người dân Yên Cốc cho biết, trước kia làng có 2 cây đa được trồng cùng 2 cổng, một cây đã chết chỉ còn cổng đứng độc lập ở đầu làng. Cây đa còn lại cũng mới được cứu chữa nay đang dần xanh tốt và vẫn là bệ đỡ vững chắc cho cổng làng.

cd10

Bộ rễ của cây đa gần như che kín hoàn toàn hai bên cổng.

cd11

cd12

Từng mảng rễ cây bám chắc tạo thành bức tường cây độc đáo.

cd14

Nguyên bản cổng làng Yên Cốc chỉ rộng khoảng hai mét, do nhu cầu qua lại ngày càng cao, một con đường đã được mở vòng bên ngoài cổng để chia sẻ lưu lượng qua lại.

cd15

Chiếc cổng này toát nên vẻ đẹp độc đáo, thanh bình của một làng quê.

Theo Báo Dân Việt

Bài viết cùng chủ đề:

    3

    Thu hoạch ngó sen, nông dân miền Tây trầm mình lội sình nhiều giờ dưới nắng nóng

    Thời điểm này, để thu hoạch ngó sen, nông dân miền Tây phải trầm mình, lội sình suốt nhiều giờ dưới nắng nóng gay gắt. Không chỉ mang vẻ đẹp thuần khiết, bình yên chốn làng quê, cây sen ngày càng trở thành nguồn thu nhập khá đối với nông dân. Nhiều gia đình ở xã...
    1 1

    Qua miền di sản

    Mưa phùn lất phất trên những con phố vắng của cố đô. Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi đây vào mùa xuân, khi Huế đẹp nhất. Người ta bảo Huế nhỏ thôi, chỉ có vài con đường dẫn đến những địa điểm nổi tiếng với những di sản văn hóa thế giới. Huế...
    4 18

    Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở Hóc Môn

    Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến “săn” ảnh trong thời gian gần đây. Nhìn từ trên cao, những ao rau nhút hiện lên xanh mướt, đầy ấn tượng. Những ao rau nhút xanh mướt với góc nhìn từ trên...
    1 24 e1713856277832

    Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia

    Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia. Theo báo cáo của UBND huyện Hà Trung, khu vực mỏ đá vôi núi Đụn, xã Hà Long...
    1 23

    Xanh mướt mùa thu hoạch cỏ bàng ở Phò Trạch, Huế

    Cứ đến tháng 3 âm lịch, dân làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào mùa thu hoạch cỏ bàng, nhúng nước, phơi khô để làm các sản phẩm từ cỏ bàng thuần bằng phương pháp thủ công. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50km về hướng Bắc là làng Phò...

Được quan tâm