Nhà cổ ở TPHCM là một trong những kiến trúc mang phong thái đặc trưng của con người và vùng đất phương Nam, kiểu dáng không rườm rà, có đường nét tinh xảo của kiến trúc truyền thống. Ngoài các dinh thự, công sở, nhà thờ cổ mang kiến trúc Pháp còn sót lại bên trong nội thành, những ngôi nhà cổ ở vùng ngoại thành mang kiến trúc dân gian truyền thống của người Việt cũng là điểm thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước.
Cách xa trung tâm thành phố hơn 10km, ngôi nhà cổ của bà Nguyễn Thị Kim Hồng tọa lạc tại khu phố 5, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, quận 7 là ngôi nhà có tuổi đời trên 100 năm, mang nét kiến trúc độc đáo của dân gian Nam bộ. Tuy chịu ảnh hưởng nặng nề từ chế độ phong kiến, kiến trúc Việt Nam vẫn xuất hiện trong những ngôi nhà xưa, giữa sự kết hợp của kiến trúc bản địa (nhà rường) và kiến trúc thuộc địa (kiểu Pháp).
Được xây dựng năm 1870, ngôi nhà của bà Hồng có thiết kế theo kiểu ba gian, hai chái (nhà sở hữu 3 căn phòng và cơi nới thêm 2 phòng nhỏ) được chạm khắc nghệ thuật rất công phu, tỉ mỉ. Mặt trước nhà cổ là vô số cấu trúc, hoa văn chạm trổ công phu mang nét cổ xưa, gây chú ý cho những ai lần đầu nhìn thấy. Nơi đây đã được gia chủ nhiều lần sửa chữa, sơn phết lại vì các bức tường theo năm tháng đã bị mục, nứt toác và phải nâng nền để chống ngập. Địa điểm này đã từng là phim trường của nhiều đoàn phim như: Dòng sông không quên, Mùa nước nổi, Con thú tật nguyền…
Để được gọi là nhà cổ thời xưa thì phải có các yếu tố cơ bản: Trên 100 tuổi và có phong cách kiến trúc dân gian truyền thống. Lối kiến trúc dân gian này thường gặp trong các nhà cổ vùng Sài Gòn – Gia Định xưa, là lối kết cấu nhà rường Huế. Những ngôi nhà cổ có đủ 2 yếu tố cơ bản trên đã trở thành những địa điểm khó có thể tìm thấy ở TP. HCM. Hiện nay, việc sửa chữa và bảo tồn những địa điểm mang tính giá trị lịch sử này cần phải được sự đồng thuận của người chủ sở hữu.
Nhà cổ còn là minh chứng cụ thể về chiều sâu văn hóa của mảnh đất Sài Gòn hơn 300 năm. Trong những năm gần đây, nhà cổ tại TP. HCM đang dần xuống cấp và cần được trùng tu để có thể gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa đặc trưng này.
Cũng theo lối kiến trúc cổ xưa, áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống hiện hữu qua bao đời nay. Nếu ở Hàn Quốc có Hanbok, Ấn Độ có Sari, Scotland có váy Kilt… thì Việt Nam được biết đến với tà áo dài duyên dáng, ôm trọn đường cong hình chữ S của người phụ nữ Việt. Những thiết kế mang tính đặc sắc, ấn tượng về nước Việt luôn xuất hiện trong các mẫu thiết kế của áo dài Việt Hùng.
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được. Sự mềm mại, thướt tha của tà áo dài đã gây ấn tượng với nhiều bạn bè quốc tế.
Từ lâu, áo dài đã được xem là quốc phục trong tâm trí của người Việt, gắn bó thân thuộc với đời sống người dân từ thời xa xưa. Ngày nay, không chỉ vào các dịp lễ trọng đại như ngày Tết, ăn hỏi, lễ cưới … mà trong đời sống hàng ngày, rất nhiều người Việt đều lựa chọn trang phục áo dài để thể nét văn hóa đặc trưng, là niềm tự hào của dân tộc.
Nét cổ kính trong văn hóa của người Việt Nam đã trở thành điểm nổi bật với du khách nước ngoài. Đây là minh chứng cho bề dày lịch sử của đất nước ta, tự hào là nòi giống con Rồng cháu Tiên.
Ảnh: Dương Quí Trung
Theo A. Dương (TTV)