Năm 2021: Mưa bão phức tạp, khó lường

Hồng Đào 217 lượt xem 16 Tháng Tư, 2021

Do tác động của La Nina, năm 2020 được coi là năm thiên tai khốc liệt tại Việt Nam với 13 cơn bão trên Biển Đông gây ra hàng loạt kỷ lục về mưa, lũ và sạt lở ở các tỉnh miền Trung.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết, so với năm 2020, năm nay tình hình mưa, bão, lũ ôn hòa hơn. Dự báo có khoảng 10-13 cơn bão/áp thấp nhiệt đới (ATĐN) hoạt động trên Biển Đông, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đối với đất liền nước ta.

Từ nay đến khoảng tháng 5, ít có khả năng xuất hiện bão/ATNĐ trên Biển Đông. Giai đoạn tháng 6-7 bão/ATNĐ bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía Bắc Biển Đông và gia tăng tần suất trong những tháng tiếp theo, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc bộ và Trung bộ trong những tháng 8-10.

Mùa mưa đến sớm ở Tây Nguyên và Nam bộ

mua to 1
Ảnh minh họa

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong thời gian từ 19h ngày 14/4 đến 7h ngày 15/4, khu vực huyện Nhà Bè của TPHCM ghi nhận lượng mưa rất lớn 109mm. Đây là lượng mưa ngày trong tháng 4 lớn thứ 2 trong vòng 43 năm trở lại đây (sau kỷ lục được ghi nhận vào năm 2009). Dự báo mùa mưa năm nay ở Tây Nguyên và Nam bộ bắt đầu sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Từ nay đến cuối tháng 4, Tây Nguyên và Nam bộ sẽ thường xuyên xuất hiện mưa dông vào chiều tối và đêm.

Tuy nhiên, theo ông Hưởng, những năm hiện tượng ENSO (chữ viết tắt chỉ cả hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương – Đông Ấn Độ Dương- BTV) ở trạng thái trung tính thường ghi nhận các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và gây gió mạnh trên biển nên cần hết sức lưu ý.

Năm nay có khả năng xuất hiện nhiều đợt mưa lớn cực đoan. Dự báo mưa trong các tháng 5-8 ở Bắc bộ xấp xỉ trung bình nhiều năm, tuy nhiên giai đoạn nửa cuối tháng 8, Bắc bộ có khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn diện rộng, đề phòng xuất hiện mưa lớn cực đoan. Từ tháng 9, mưa dịch dần về phía các tỉnh miền Trung, trong đó khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn, mưa cực đoan vào giai đoạn cuối năm.

Theo ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ, năm 2021, thời kỳ xuất hiện các đợt lũ vừa và lũ lớn có khả năng tập trung nhiều vào nửa cuối mùa (tháng 10-11). Cần đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi ở Tây Bắc, Việt Bắc, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa và bắc Tây Nguyên, tình trạng ngập lụt cục bộ tại các thành phố và các khu đô thị.

Nắng nóng đến muộn

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, từ nay đến hết tháng 4, Bắc bộ và Bắc Trung bộ không ghi nhận nắng nóng. Khoảng giữa tháng 5 có thể xuất hiện một đợt nắng nóng diện rộng ở Tây Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Đến tháng 6, nắng nóng mở rộng ra toàn Bắc bộ. Nắng nóng ở Bắc bộ và miền Trung sẽ tập trung vào giai đoạn tháng 6-8 với nền nhiệt phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ. Tuy nhiên không gay gắt và kéo dài như năm 2020.

Trước khi đón nắng nóng, dự báo trong tháng 4, Bắc bộ sẽ đón 2 đợt không khí lạnh. Đợt không khí lạnh tràn xuống nước ta từ đêm qua (15/4) dự báo sẽ gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ trong hôm nay và ngày mai. Trời chuyển rét ở vùng núi với nhiệt độ thấp nhất dưới 20 độ, chuyển lạnh ở các tỉnh đồng bằng với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 21-22 độ.

Khoảng ngày 25-26/4, miền Bắc tiếp tục đón một đợt không khí lạnh. Sang tháng 5 sẽ còn khoảng 2-3 đợt không khí lạnh yếu, chủ yếu gây mưa rào và dông diện rộng. “Không khí lạnh xuất hiện ngay sau những ngày nền nhiệt khá cao, vì vậy, khả năng cao xảy ra các đợt mưa đá, lốc sét và gió giật mạnh, đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía Bắc”, ông Hưởng nói.

Theo Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm