Một ngân hàng thuộc nhóm Big4 tham gia ‘cuộc đua’ điều chỉnh dịch vụ SMS Banking

Huyền Linh 198 lượt xem 15 Tháng Mười Hai, 2023

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa phát đi thông báo điều chỉnh biểu phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn SMS từ ngày 1/1/2024.

Đối với dịch vụ SMS chủ động, ngân hàng sẽ tính phí theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì tính mức chung 10.000 đồng/tháng/số điện thoại như thời điểm hiện tại. Thực chất, đây là loại phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ nhận thông báo thay đổi số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ quốc tế, lịch trả gốc vay, lãi vay… qua tin nhắn SMS.

Từ đầu năm sau, nếu khách hàng phát sinh dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, phí dịch vụ SMS Banking sẽ là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại. Nếu khách hàng phát sinh trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, Vietcombank sẽ thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT.

14 1
Bên cạnh Vietcombank, nhiều ngân hàng khuyến khích nhận biến động số dư qua app để giảm chi phí SMS Banking.

Đáng chú ý, Vietcombank cho biết ngân hàng sẽ chính thức dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 50 nghìn đồng.

Trước đó, vào đầu năm 2022, Vietcombank cũng đã áp dụng biểu phí SMS Banking lũy tiến, với mức phí cao nhất lên tới 77.000 đồng/tháng, nhưng sau đó đã giảm trở lại khi các ngân hàng đạt được mức phí thống nhất với các nhà mạng (11.000 đồng/thuê bao/tháng).

Trước Vietcombank, nhiều ngân hàng đã thực hiện tăng loại phí dịch vụ này, đồng thời khuyến khích khách hàng đổi sang hình thức nhận thông tin qua app.

Cụ thể, từ ngày 1/9/2023, VPBank đã áp dụng biểu phí SMS Banking mới, mức phí cũng sẽ tính theo số lượng tin nhắn nhận hàng tháng thay vì thu đồng loạt theo một mức cố định như trước (12.000 đồng/số tài khoản/thuê bao).

Theo đó, mức phí dành cho số lượng tin nhắn từ 0 -15 tin nhắn/tài khoản/1 số điện thoại là 10.000 đồng/tháng; từ 15 – 30 tin nhắn là 20.000 đồng/tháng; từ 31 – 50 tin nhắn là 30.000 đồng/tháng; từ 51 – 100 tin nhắn là 50.000 đồng tháng và từ 101 tin nhắn trở lên là 70.000 đồng/tháng. Biểu phí này chưa bao gồm VAT. Ngoài ra, các giao dịch có giá trị dưới 100.000 đồng (mức giao dịch tối thiểu) sẽ không nhận thông báo biến động số dư về điện thoại mà nhận trực tiếp qua app.

Với Eximbank, từ đầu tháng 4 năm nay, ngoài việc áp dụng chính sách mức thu phí 15.000 đồng/tháng/tài khoản/thuê bao như trước đó, ngân hàng này sẽ thu thêm phí vượt tin. Mức phí thu thêm là 55.000 đồng/tháng/tài khoản/thuê bao với khách hàng có số lượng tin nhắn SMS Banking biến động số dư từ 50 tin nhắn/tháng trở lên.

Cùng thời điểm đó, SeABank cũng tăng phí dịch vụ tin nhắn SMS Banking từ 22.000 đồng/tháng lên 33.000 đồng/tháng/thuê bao đối với khách hàng thường; từ 11.000 đồng/tháng lên 16.500 đồng/tháng đối với khách hàng ưu tiên. Mức phí áp dụng đồng loạt, không phân biệt số lượng tin nhắn nhiều hay ít.

Từ đầu năm nay, TPBank cũng đã áp dụng mức thu 11.000 đồng/tháng/thuê bao đối với gói cơ bản (thông báo biến động số dư với các giao dịch từ 500.000 đồng trở lên). Đối với khách hàng đăng ký 2 và 3 thuê bao di động nhận tin nhắn, mức thu lần lượt là 27.500 đồng/tháng và 49.500 đồng/tháng gói thuê bao cơ bản. Đối với gói SMS Banking đầy đủ, mức phí được áp dụng là 22.000 đồng/thuê bao; 49.500 đồng/2 thuê bao và 82.500 đồng/3 thuê bao.

Lý giải về việc tăng phí sử dụng SMS Banking, nhiều nhà băng cho biết đang phải chịu lỗ từ dịch vụ này do phải trả phí SMS cho nhà mạng với mức giá đắt gấp 3 lần so với thông thường. Cũng theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, với số lượng tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động lên tới cả trăm đơn vị, chi phí viễn thông do cả hệ thống ngân hàng trả cho các nhà mạng lên tới vài trăm tỷ/tháng.

Do đó, để tiết kiệm chi phí SMS, các ngân hàng hiện đang điều chỉnh chính sách thu phí nhằm thúc đẩy khách hàng chuyển dịch sang sử dụng tính năng nhận thông báo qua app. Ngoài việc miễn phí dịch vụ thì nhận thông báo trên app còn giảm thiểu được nguy cơ rủi ro lộ thông tin cá nhân, vừa dễ theo dõi, quản lý ngay cả khi giao dịch tại nước ngoài mà không cần chuyển vùng số điện thoại (roaming) như dùng SMS Banking.

Theo VNBUSINESS

Bài viết cùng chủ đề:

    15

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024: Bệ đỡ cho các dự án thiết thực trong cuộc sống

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024, có chủ đề “Khởi nghiệp xanh – xu hướng phát triển bền vững”, được tổ chức từ ngày 08 – 09/11/2024. Đây là chuỗi sự kiện với nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, ấn tượng như: diễn đàn khởi nghiệp (Cama-FORUM), cuộc thi khởi nghiệp...
    13 1

    Nhựa Tiền Phong tặng xe đạp cho học sinh nghèo Hải Phòng

    Nhựa Tiền Phong vừa kết hợp cùng Hội Bảo trợ trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Tiên Lãng và trường THCS Khởi Nghĩa. Trước đó, từ đầu năm 2024, Nhựa Tiền Phong cũng đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ người tàn tật và...
    10 2

    Oppo ra mắt tai nghe không dây chống ồn Enco Air4 tại Việt Nam

    Oppo vừa chính thức giới thiệu tại Việt Nam mẫu tai nghe không dây chống ồn thế hệ mới Enco Air4, hứa hẹn mang đến trải nghiệm âm thanh sống động cho người dùng. Oppo Enco Air4 được trang bị nhiều tính năng vượt trội, bao gồm khả năng chống ồn tốt hơn, chất âm ấn...
    5 2

    Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư bán dẫn

    Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với sự tham gia của nhiều đối tác và doanh nghiệp công nghệ cao. Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn. Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo...
    2 7

    Nhựa Tiền Phong tài trợ chính cho Tuần lễ nước Việt Nam 2024

    Với chủ đề “Phát triển ngành nước Việt Nam: An ninh, An toàn, Hiệu quả và Hội nhập”, Tuần lễ nước Việt Nam đã trở thành sự kiện tâm điểm năm 2024 của ngành nước. Chương trình do Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức và được bảo trợ của Bộ...

Được quan tâm