Mơ Việt và Mơ Tây, sự khác biệt như thế nào?

Dang Phat 426 lượt xem 13 Tháng Tư, 2023

Là loại quả mang nhiều công dụng, mơ Việt và mơ Tây là đôi loài thực vật cận chủng, đều thuộc chi mận mơ Prunus nhưng vẫn mang nét khác biệt đặc trưng.

Loài mơ Việt hay có tên mơ Đông Á, nhiều ngôn ngữ thường gọi là mơ Nhật Bản, chẳng hạn tiếng Anh là Japanese Apricot, tiếng Pháp có tên Abricotier du Japan, Japanische Aprikose là tên tiếng Đức… Theo quốc tế định danh khoa học bằng tiếng Latinh, mơ Việt được gọi là Prunus mume Siebold & Zucc. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn và Võ Thiện Hoa, mơ là âm Hán – Việt xưa của mai.

Nguồn gốc của loài mơ Việt bắt nguồn từ lưu vực sông Dương Tử, thuộc phía Nam Trung Quốc. Sau này mới di thực về Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Từ xưa, hầu hết trong các tác phẩm nghệ thuật gồm văn chương và hội họa thường đề cập tới mai như: tứ quý/tứ bình – mai, lan, cúc, trúc thì hoa mai đó chính là loài hoa của mơ Việt.

z4260822776881 7cea1e15a1cc879de0a7c1e6c1fb03f3
Mứt mơ Việt – Nguồn: Giáo dục và thời đại

Tại Việt Nam, mọi người quen gọi là mơ Chùa Hương bởi được trồng nhiều trong thung lũng Hương Sơn ở xã cùng tên thuộc huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, ven sông Đáy. Mơ chùa Hương còn đâm chồi nẩy lộc ở các địa phương khác, như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai thuộc khu vực Tây Bắc.

Ở miền Trung, hữu ngạn dòng Hương, ven đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, lối dẫn vào nhà vườn An Hiên du khách sẽ thấy xanh tốt đôi dãy mơ chùa Hương.

Cứ hằng năm vào khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch là thời điểm mơ Việt trổ hoa. Hoa tàn thì lộc trẩy, lá mơ mang hình dáng oval mũi nhọn đặc trưng. Quả mơ khi non có màu lục, khi chín thì vỏ vàng hoặc đỏ trông rất đẹp mắt, tỏa hương thơm hấp dẫn.

Quả mơ Việt chế biến được thành rất nhiều món ngon và công dụng khác nhau. Ta có thể ép quả mơ chín lấy dung dịch rồi ướp lạnh hoặc dùng với đá viên làm món giải khát mùa hè. Nếu muốn có một bình siro mơ thơm ngọt, ta chỉ cần ướp với đường. Hay mỗi dịp Tết đến xuân về, sên đường và mơ để có món mứt mơ, vừa ngon, vừa tiếp khách rất phù hợp.

Bên cạnh đó, phơi khô quả mơ, chế biến cùng gừng hay cam thảo, ta sẽ có được món ô mai mơ gừng, ăn cũng rất thú vị.

Tại Việt Nam, rượu mơ cũng là một loại thức uống được nhiều người ưa chuộng, nổi tiếng nhất phải kể tới rượu mơ của vùng đất Yên Tử, hay rượu mơ núi Tản, rượu mơ Hương Sơn. Mặt khác, thay vì sử dụng quả mơ tươi thì người Đài ngâm rượu trắng cùng ô mai mơ để sản xuất rượu ô mai rất nổi tiếng.

Hay người Hoa có món gọi là mai tương, chế biến quả mơ Việt cùng muối, đường, dấm, ớt, tỏi, gừng tạo nên nước xốt đậm đặc. Rất nhiều thực khách thưởng thức mai tương cùng các món chế biến từ thịt gia cầm, hay trứng cuốn đều khen ngon.

Mơ Việt không chỉ chế biến được thành nhiều món ngon mà còn được ngành Đông y sử dụng như một vị thuốc để điều trị ho, khó thở, nôn mửa, dạ dày, hen suyễn, phù thủng, chai chân, giun chui ống mật, băng huyết, kiết lị, làm rụng trĩ…

z4260826687792 d62644e8290bd32e3debc135f2e3519a
Quả mơ Tây trên tem bưu chính của Cộng hòa Armenia – Nguồn: Giáo dục và thời đại

Còn loài mơ Tây, hay là mơ châu Âu, hoặc tiếng Hoa chính là quả hạnh. Loài thực vật này được quốc tế định danh khoa học Prunus Armeniaca L., được trồng rất nhiều từ thời cổ đại ở đất nước Armenia thuộc vùng đất Tây Á.

Mơ Việt và mơ Tây là hai loài cận chủng, hình dáng quả và lá tương đối giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một vài nét khác biệt đặc trưng. Như chiều cao cây mơ Việt chỉ 4 – 5m, còn cây mơ Tây những 8 – 12m. Đường kính hoa mơ Việt chỉ 1 – 3cm, hoa mơ Tây 2 – 5cm. Dễ biết nhất là tách hạt khỏi thịt: Mơ Việt khó, mơ Tây thì dễ hơn.

Tuy nhiên với công nghệ sinh học hiện đại như ngày nay thì đã lai ghép 2 loài thành công, vì vậy những sự khác biệt về hình thái cũng không còn rõ nét.

Hải Ngọc

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm