Miếu Bà Chúa Xứ và những câu truyện kì bí.

Dương Phong 115 lượt xem 17 Tháng Hai, 2022

Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Là một địa điểm tôn giáo nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút hàng triệu người đến viếng thăm và dâng lễ hàng năm. Vậy nguồn gốc của Miếu Bà đến từ đâu? Và điều gì đã khiến cho bà được người dân thờ phụng và tôn kính cho đến ngày nay?

Mieuba2 1

Cổng vào Miếu Bà Chúa Xứ. Ảnh: Wikipedia.

NGUỒN GỐC ĐẦY BÍ ẨN.

Có rất là nhiều giả thuyết về nguồn gốc của pho tượng Bà Chúa Xứ, là một pho tượng có từ rất lâu đời,  nguồn gốc pho tượng bà Chúa Xứ có nhiều giả thuyết chứa đựng nhiều điều bí ẩn còn lưu truyền đến ngày nay.

Những giả thuyết nổi tiếng bao gồm:

Giả thuyết 1: Vào năm 1941, nhà khảo cổ người Pháp đã đến miếu bà chúa Xứ Núi Sam khảo sát rất tỉ mỉ và kết luận tượng bà thuộc một loại tượng thần Vishnu có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Qua nghiên cứu có thể thấy tượng Bà Chúa làm bằng chất liệu đá Sa Thạch và có giá trị nghệ thuật cao, với niên đại ra đời khoảng cuối thế kỷ thứ 6.

anh1 vhzt

Nguồn gốc thật sự về tượng Bà Chúa Xứ vẫn là một bí ẩn. Ảnh: Thanh niên.

Giả thuyết 2: Trong chương trình khảo cổ học nét xưa, cố nhà văn Sơn Nam lại đưa ra khẳng định rằng tượng Bà thực chất là pho tượng phật đàn ông của người Khơ Me bị bỏ quên lâu đời ở trên đỉnh núi Sam.

Sau này dưới sự khám phá của người Việt, kết hợp với yếu tố văn hóa tôn giáo thờ mẫu nên đã trở thành Tượng Bà Chúa Xứ và được thờ tụng đến ngày nay như một người phụ nữ thay vì người đàn ông.

TRUYỀN THUYẾT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA MIẾU BÀ CHÚA XỨ.

Truyện xưa kể lại rằng: Vào những năm của thế kỉ 19 , Quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi Sam để lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam chúng gặp tượng Bà.

800px Noi Ba Chua Xu Nui Sam ngu khi xua 1

Bệ đá trên núi nơi Tượng Bà ngự vào ngày xưa. Ảnh: Wikipedia.

Muốn lấy làm chiến lợi phẩm, chúng quyết định cậy tượng ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, thì tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đã dùng gậy đánh vào cốt tượng, làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà trừng phạt.

Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành.

1024px Mieu Ba Chua Xu ben trong 1

Bên trong miếu Bà Chúa Xứ, nơi người dân hàng năm đều tụ họp về để thờ cúng và tổ chức lễ cho Bà. Ảnh: Wikipedia.

Thấy vậy, dân làng quyết định họp nhau lên núi mang bà về thờ cúng. Nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên trai tráng hò nhau gắng sức vẫn không lay chuyến nổi tượng Bà.

Trong lúc mọi người đang rất thất vọng, có ý định bỏ dở thì một cô gái trong làng bỗng dưng lên đồng báo về cho mọi người biết : “Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng”. Dân làng làm theo lời dạy ấy và qủa đúng thật 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ nhàng.

Đang khi mọi người mang Bà đi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa. Khi đó mọi người đã hiểu rằng Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng ngay chỗ đó. Sau này nơi đó trở thành miếu Bà cho đến ngày nay.

SỰ LINH ỨNG CỦA BÀ CHÚA XỨ.

Đầu thế kỷ 19, ông Thoại Ngọc Hầu (1761-1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại, người Quảng Nam thừa lệnh vua Gia Long đã vào trấn thủ vùng Tây Nam Bộ. Ông đã tham mưu và được triều đình giao cho việc đào kênh Vĩnh Tế. Con kênh nổi tiếng nối liền Châu Đốc với Hà Tiên.

Đây là công trình vĩ đại nhằm thoát lũ, xả phèn cho đồng bằng sông Cửu Long và rút ngắn con đường giao thương, đường thủy phía Tây vùng đồng bằng.

1024px Kinh Vinh Te

Kênh Vĩnh Tế, cột nối giao thông quan trọng do ông Thoại Ngọc Hầu và nhân dân xây dựng. Ảnh: Wikipedia

Mặc dù 8 vạn nhân công được huy động để xây kênh, nhưng từ khi bắt đầu quá trình xây dựng thì liên tiếp gặp trục trặc, có nhiều người chết vì tai nạn, bệnh tật hoặc thú dữ tấn công. Trước khó khăn đó, bà Châu Thị Tế, tức vợ ông Thoại Ngọc Hầu đã nghe lời dân làng lên núi Sam khấn vái pho tượng thiêng, cầu cho sự bình an của những người xây dựng cầu và cho gia đình mình.

Quả nhiên sau khi hành lễ, việc xây dựng công trình diễn ra suôn sẻ, làm đâu được đó. Từ đó, gia đình ông Thoại đặt niềm tin tuyệt đối vào bà chúa Xứ, ra quyết định trùng tu, xây dựng miếu bà chúa Xứ từ một miếu thờ đơn sơ bằng tre lá thành một miếu thờ sang trọng, trang nghiêm và nguy nga, để nhân dân thờ cúng bà được chu đáo và thành tâm hơn.

1024px Mieu Ba Chua Xu Nui Sam

Miếu Bà Chúa Xứ hiện nay. Ảnh: Wikipedia.

Bà Chúa Xứ là một trong những ngôi miếu lớn nhất của Việt Nam, là địa điểm du lịch tôn giáo lớn của vùng đất Miền Tây. Là một tượng đá linh thiêng với nhiều câu chuyện truyền thuyết, tượng Bà được nhiều người viếng thăm và thờ phụng với ước nguyện cầu cho sức khỏe, thành công trong mọi việc, sự bình an… và nhiều sự linh thiêng, tốt đẹp nhất. Nếu có dịp đến với Núi Sam, Châu Đốc thì Miếu Bà Chúa Xứ chắc chắn phải là nơi bạn ghé thăm.

Tổng hợp: Dương Phong.

 

Bài viết cùng chủ đề:

    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...

Được quan tâm