Mê mẩn trước những đồi chè xanh mướt ở “thủ phủ” trà Thái Nguyên

Huyền Linh 164 lượt xem 5 Tháng Mười Một, 2024

Tỉnh Thái Nguyên vốn được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” bởi người dân nơi đây có nghề trồng chè truyền thống từ bao đời nay. Những đồi chè xanh mướt, dài trùng điệp nối đuôi nhau trông thật đẹp hứa hẹn là điểm tham quan thú vị hút du khách mỗi khi có dịp ghé thăm.

1
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Tây Bắc được thiên nhiên ưu ái cho loại đất phù sa, màu mỡ, rất hợp để trồng chè. Bởi vậy, tỉnh này đã và đang đẩy mạnh phát triển thế mạnh chè gắn với du lịch cộng đồng.
2 1
Thái Nguyên nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ của những cánh đồi chè xanh biếc, tạo nên bức tranh tuyệt vời của du lịch đặc trưng. Theo PV ghi nhận, đồi chè Khe Cốc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đang vào giai đoạn dân trồng chè thu hoạch tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng ở mảnh đất được coi là trung tâm của khu vực Tây Bắc.
3 2
Một người dân trồng chè tại xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, anh gắn bó với cây chè đã mấy chục năm từ nhỏ tới lớn. “Theo nghề trồng chè tuy vất vả nhưng thu nhập ổn định, đủ kinh tế để lo toan cho gia đình”, người này cho biết thêm.
4 2
Khung cảnh đồi chè ở xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) nhìn từ trên cao.
5
Theo tìm hiểu, hầu hết người dân trồng chè tại tỉnh Thái Nguyên đều áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Mọi quy trình đều tuân thủ chặt chẽ từ khâu trồng bao gồm chọn đất, thâm canh… và đến khâu chăm sóc, từ bón phân hữu cơ, tước, phòng ngừa dịch bệnh cho đến khâu thu hái.
6
Được biết, hiện toàn xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) có trên 1.000ha chè thì có gần 1.000ha chè kinh doanh, 50% diện tích là chè cành và khoảng trên dưới 70ha chè được công nhận sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGap. Trong ảnh là hình ảnh người dân xã Tức Tranh vào vụ thu hoạch chè được ghi nhận lại từ góc máy trên cao.
7
Ngoài xã Tức Tranh, huyện Định Hoá với trên 2.530 ha chè là địa phương có diện tích chè lớn thứ ba của tỉnh Thái Nguyên, và người dân nơi đây xác định cây chè là cây trồng mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
8
“Huyện Định Hoá sẽ tập trung chỉ đạo phát triển cây chè theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững; mở rộng diện tích chè giống mới đặc biệt là chè lai chất lượng cao để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến chè xanh, chè đen”, lãnh đạo huyện Định Hoá chia sẻ.
9
Mỗi cây chè tại Thái Nguyên đều đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân nơi đây. Chính vì vậy, họ luôn phát triển và gìn giữ nghề trồng chè truyền thống này, bởi thiên nhiên đã ban tặng cho người dân xứ trà những điều tốt đẹp nhất.
10
Ở Tân Cương, Tức Tranh, Định Hoá… cây chè trở thành một loại cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Cây chè vừa đem lại nguồn thu nhập hiệu quả vừa giúp làm nên thương hiệu xứ trà Thái Nguyên đậm đà mang đậm nét văn hoá của người Việt.
11
Những đồi chè xanh bạt ngàn, nối tiếp nhau tầng tầng lớp lớp còn trở thành địa điểm tham quan du lịch cho du khách trong nước và quốc tế.

Theo Cong luận

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm