Masan mua 20% vốn chuỗi trà sữa Phúc Long

Hồng Đào 134 lượt xem 24 Tháng Năm, 2021

Chi 15 triệu USD mua 20% vốn Phúc Long Heritage, Masan triển khai mô hình ki-ốt Phúc Long trong cửa hàng Vinmart+.

massanmuaphuclong 1

Công ty TNHH The Sherpa, thành viên của Tập đoàn Masan (MSN) thông báo mua lại 20% vốn Phúc Long Heritage – công ty sở hữu thương hiệu Phúc Long với giá 15 triệu USD. Điều này đồng nghĩa Masan định giá công ty này 75 triệu USD, tương đương khoảng 1.730 tỷ đồng.

Phúc Long Heritage vừa được thành lập cách đây 3 ngày, hoạt động trong lĩnh vực buôn bán trà và cà phê. Công ty có vốn điều lệ 260 tỷ đồng, trong đó ông Lâm Bội Minh – người sáng lập Phúc Long – sở hữu 94,5% vốn ban đầu và giữ chức tổng giám đốc. Sau khi mua cổ phần, một công ty thành viên khác của Masan là VinCommerce hợp tác với Phúc Long triển khai mô hình ki-ốt tại các cửa hàng VinMart+.

Masan hiện đã thử nghiệm mở 4 ki-ốt Phúc Long trong các cửa hàng VinMart+ tại TP. Thủ Đức. Hợp tác này giúp thực thi chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life mà Masan đang hướng tới, biến mỗi cửa hàng VinMart+ trở thành điểm đến cho mọi lứa tuổi và nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

“Masan và Phúc Long hướng tới mục tiêu mở 1.000 ki-ốt tương tự trong 12 tháng tiếp theo”, ông Danny Le – Tổng Giám đốc Masan chia sẻ, đồng thời kỳ vọng đến năm 2025, chuỗi thực phẩm và đồ uống sẽ đóng góp 500 triệu USD doanh thu vào The CrownX – công ty con của Masan.

Theo thoả thuận hợp tác, các ki-ốt sẽ chia sẻ 20% doanh thu với cửa hàng VinMart+. Dựa vào kết quả kinh doanh thí điểm, ban lãnh đạo Masan dự đoán hợp tác này góp phần tăng biên lợi nhuận của toàn hệ thống VinMart+ thêm 4% so với hiện tại.

Phúc Long được thành lập năm 1968 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Doanh nghiệp này mở 3 cửa hàng đầu tiên để giới thiệu trà và cà phê pha máy tại TP. HCM vào những 80 của thế kỷ trước, nhưng đến 2012 mới chính thức mở rộng hoạt động trong ngành đồ uống thông qua việc khai trương cửa hàng Phúc Long Coffee & Tea tại Q. 7. Phúc Long hiện có khoảng 60 cửa hàng tại TP.HCM và 7 tỉnh, thành phố khác.

Doanh thu chuỗi này liên tiếp tăng trưởng hai chữ số trong những năm trở lại đây, gần nhất năm 2019 đạt 780 tỷ đồng.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Bài viết cùng chủ đề:

    2 9

    Xanh hóa khu công nghiệp

    Chuyển đổi xanh không còn là câu chuyện lý thuyết, nó là “những việc cần làm ngay” của mỗi doanh nghiệp. Xanh hóa là khoảng cách ngắn nhất để doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Đó là khẳng định của ông Trần Thiên Long – Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Bất...
    1 9

    Drone bay cao, nông nghiệp đổi mới

    Ứng dụng drone trong nông nghiệp không chỉ nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí mà còn giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân và môi trường, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và hiện đại hơn. Ứng dụng drone trong nông nghiệp không chỉ nâng...
    1 7

    Thách thức trong đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững của doanh nghiệp

    Sự kiên định của doanh nghiệp, đồng hành của các đối tác, khách hàng, sẽ giúp doanh nghiệp vượt thách thức trong đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững. Đây là một trong số các điểm chung từ kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam,...
    3 1

    THACO đẩy mạnh chuyển đổi số, chú trọng phát triển nhân sự

    Nhận định đổi mới công nghệ và chuyển đổi số là “chìa khóa” để cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, THACO đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và xác định đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Năm 2024 là năm thứ 2 THACO...
    2 2

    Điện mặt trời mái nhà: Cần minh bạch sản lượng công suất đấu nối, lắp đặt

    Cần công bố biểu đồ phụ tải điện quốc gia lên cổng thông tin điện tử để các bên tham gia vào giao dịch, mua bán, nắm rõ được thông tin và chính sách phù hợp với biểu đồ phụ tải. Đây là chia sẻ của TS Cao Anh Tuấn – Chuyên gia độc lập...

Được quan tâm