Mang ánh sáng về với làng Dao

Trần Hùng 117 lượt xem 8 Tháng Tư, 2021

Làng Dao, thôn Đức Bình, xã Đức Bình, huyện Đăk Mil ( Đắk Nông) có 50 hộ, với gần 300 khẩu sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao từ phía Bắc vào lập nghiệp. Bao nhiêu năm xa quê lập nghiệp, là từng ấy năm sống cảnh đèn dầu, cuộc sống vô cùng khó khăn. Ánh điện chính là niềm mơ ước của người dân trong làng.

Ảnh 1 2021 04 06T102711.651 scaled
Điện lưới quốc gia đã về làng Dao

Quẩn quanh trong cảnh “đèn dầu”

Năm 2007, gia đình ông Triệu Văn Chi cùng mấy chục hộ dân khác từ tỉnh Lạng Sơn vào Đăk Nông làm kinh tế mới, lập nên làng Dao này. Làng chỉ cách đường Hồ Chí Minh chừng 8km, nhưng bao năm người dân không có điện lưới quốc gia để sử dụng.

Cuộc sống của người dân làng Dao vì thế quẩn quanh trong khó khăn. Tối đến, trẻ con học bài trong ánh đèn dầu leo lét, gia đình nào có điều kiện thì dùng đèn pin, điện ắc quy  cho con học.

Ông Triệu Văn Chi chia sẻ: Không có điện đã ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng tới sản xuất. Người dân trong làng chủ yếu làm nông nghiệp bằng phương pháp thủ công, phụ thuộc vào thiên nhiên. Không có điện nên không có đài, ti vi, muốn học cách phát triển kinh tế, tìm hiểu pháp luật của Nhà nước cũng khó.

“Sinh sống ổn định nhiều năm nhưng không có điện, đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Kiến nghị nhiều lần, Nhà nước đã đầu tư kéo đường dây vào tận làng, qua mái nhà dân, song chẳng hiểu vì sao điện vẫn không có”, ông Chi cho biết.

Ông Hoàng Văn Thoại, Trưởng thôn Đức Bình cho biết: Vào làng Dao thì đường sá đi lại cũng khá thuận tiện, nhưng việc đưa điện lưới vào sử dụng sao mà lắm gian nan. Trong thời gian chờ đợi điện lưới về nhà, mấy năm nay nhiều người dân làng Dao vay tiền mua pin năng lượng về dùng. Ngặt nỗi, pin năng lượng chỉ cho điện mùa nắng, còn mùa mưa lại vẫn đèn dầu, điện bình ắc quy.

 Vấn đề thiếu điện của người dân làng Dao đã được đưa ra bàn bạc ở rất nhiều cuộc họp thôn, tiếp xúc cử tri. Chính quyền địa phương cũng rất trăn trở, còn bà con mong mỏi điện về để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

Cuộc sống khó khăn, túng quẫn nên năm 2015, người dân làng Dao đã khăn gói ra tận Hà Nội kiến nghị với Chính phủ. Thấu hiểu cảnh sống khốn khó người dân, Chính phủ đã phê duyệt dự án thi công lắp đặt thiết bị điện tại làng Dao và giao cho tỉnh Đăk Nông đầu tư.

Theo đó, gói thầu xây lắp số 05XL, thi công và lắp đặt thiết bị điện tại làng Dao đã được UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh triển khai, với tổng mức kinh phí 4,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2014 – 2020.

Ảnh 2 84 scaled
Điện lưới quốc gia đã về làng Dao

Trước đây, khi chưa có điện lưới, người dân phải dùng bình ắc quy để thắp sáng

Điện về thắp sáng làng Dao

Niềm mong mỏi của người dân làng Dao đã thành hiện thực,  ngay những ngày đầu năm mới 2021. Công trình lưới điện về làng Dao đã hoàn thành đấu nối, điện lưới Quốc gia đã về từng nhà người dân.

Trưa nắng, vào trong nhà sau buổi làm việc, quạt điện thổi mát những giọt mồ hôi, ông Triệu Văn Hùng, nhớ lại ngày đầu tiên sau khi cán bộ điện lực đóng điện: Hôm đó người dân trong làng ai cũng vui mừng khôn xiết. Bà con tự thưởng cho mình một ngày nghỉ ngơi, không đi rẫy, không làm vườn, cùng nhau mua sắm nồi cơm điện, tivi, tủ lạnh và nhiều vật dụng điện thiết yếu khác.

“Có điện, canh tác thuận tiện, chăm sóc cây trồng, vật nuôi sẽ được tốt hơn, bà con vui vẻ bàn nhau thay đổi cách làm ăn để đẩy lùi cái nghèo, nâng cao đời sống”, ông Hùng vui nói.

Cầm điều khiển bật ti vi xem thông tin thời sự, ông Đặng Hiệu An, người dân làng Dao tâm sự: Nhiều năm rồi, bà con làng Dao mới đón một năm mới vui như thế. Giờ chúng tôi đã có thể khoan giếng chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Điện lực Đăk Mil, cho biết: Trong quá trình triển khai dự án thi công và lắp đặt thiết bị điện tại Làng Dao cũng gặp nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, chủ đầu tư, UBND huyện và UBND tỉnh Đăk Nông đã nhiều lần ngồi lại họp bàn tìm cách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cấp điện cho người dân. “Nhìn thấy sự phấn khởi của bà con làng Dao từ khi có điện, chúng tôi tin rằng, từ đây đời sống của bà con sẽ ngày càng no ấm hơn”.

Theo baodantoc

Bài viết cùng chủ đề:

    1 5

    Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

    Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định. Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua...
    Bán nhà phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, diện tích 40m, mặt tiền 4m, giá 2.65 tỷ có thương lượng. Nhà nằm trên mặt ngõ đẹp nhất phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, ngõ rộng xe 3 gác đi lại thoải mái, thông thoáng. Mặt phố Trương Định hiện đang có quy hoạch mở rộng đường, tương lai sẽ là một con đường đẹp nhất quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: ‘Bảo tàng sống’ giữa phố cổ

    Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký ở phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) được xem như “bảo tàng sống” vì giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa. Lưu giữ báu vật vô giá Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái...
    ct1 172374018667957138346

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ đẹp nhất ‘xứ Tiên’

    Ngôi nhà cổ gần 200 tuổi được một gia đình ở tỉnh Quảng Nam gìn giữ như báu vật. Điều đáng nói, ngôi nhà này được ông Ngô Đình Diệm hỏi mua tới 3 lần nhưng gia chủ đều từ chối. Nằm cách TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng Lộc Yên ở xã...
    1 10

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ bên di sản thế giới Thành nhà Hồ

    Ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng đã tồn tại hơn 200 năm, nằm cạnh di sản thế giới Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Đây là một trong những ngôi nhà cổ dân gian tiêu biểu của Việt Nam và đang được giữ gìn cẩn trọng. Nhà cổ dân gian...
    1 9

    Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: Nhà cổ của dòng họ nữ tướng Bùi Thị Xuân

    Sống trong căn nhà cổ được tổ tiên truyền lại, gia đình ông Bùi Đắc Khả (73 tuổi, ở khối phố Phú Xuân, TT.Phú Phong, H.Tây Sơn, Bình Định) luôn tự hào và động viên nhau giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia tộc. NHÀ CỔ ĐẸP NHẤT HUYỆN Đôi bờ sông Kôn đoạn...

Được quan tâm