Mãn nhãn trước “kho tàng di sản” đồ sộ trong ngôi nhà cổ 38 Hàng Đào ở Hà Nội

Huyền Linh 395 lượt xem 11 Tháng Mười Hai, 2023

1 2

Ngôi nhà di sản 38 Hàng Đào là một trong những công trình kiến trúc lịch sử còn sót lại giữa lòng phố cổ Hà Nội. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của Hà Nội xưa cùng những giá trị truyền thống được tái hiện dưới góc nhìn đương đại.

2

Tọa lạc tại số 38 Hàng Đào, Hà Nội, ngôi nhà di sản tồn tại như một nốt trầm giữa những huyên náo, ồn ào của đô thị hiện đại. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến nay, nơi đây trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng khiến các du khách khó lòng bỏ qua mỗi khi đến thăm phố cổ. Ảnh: Thảo Quyên.

3

Ngôi nhà này nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa) được xây dựng vào thời nhà Lê (thế kỷ XVII) với quy mô bề thế. Đình thờ các vị thần trong Tứ trấn của Thăng Long Hà Nội gồm thần Bạch Mã, thần Linh Lang, thần Cao Sơn. Do nhiều biến động của lịch sử, ngôi đình đã bị phá hủy. Năm 1941, đình được xây dựng lại với hai tầng, theo kiến trúc kết hợp truyền thống – hiện đại. Ảnh: Thảo Quyên.

4

Năm 2000, nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch, ngôi nhà được Ban Quản lý phố cổ trùng tu, sửa sang lần nữa. Tuy nhiên, phần lớn nét độc đáo trong kiến trúc của ngôi nhà vẫn được giữ lại theo đúng dáng vẻ xưa. Ảnh: Thảo Quyên.

5

Không gian tầng 1 của ngôi nhà được thiết kế thành nơi trưng bày những sản phẩm thủ công cao cấp của các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống Việt Nam như đồ sơn mài Hạ Thái, lãnh Mỹ A, các sản phẩm thêu tay… với mục đích làm sống lại những sản phẩm thủ công đã gần như thất truyền. Ảnh: Thảo Quyên.

6

Nhà 38 Hàng Đào là một trong số ít những ngôi nhà mang dáng vẻ của Hà Nội cổ kính còn sót lại, vì vậy, bước vào ngôi nhà, ta như sống lại khoảng thời gian xưa cũ với dấu ấn nghệ thuật độc đáo. Ảnh: Thảo Quyên.

7

Không gian ngôi nhà được phân chia thành từng lớp nhà, giữa các lớp nhà có sân trong nhằm mục đích lấy sáng. Đây là đặc điểm nổi bật của những ngôi nhà mang kiến trúc cổ được thiết kế để thích nghi với điều kiện khí hậu nơi đây. Ảnh: Thảo Quyên.

8

Tầng 2 là không gian thờ cúng với một chiếc bàn thờ bằng gỗ được chạm trổ tinh tế, trên có lư hương bằng đồng, hai bên có giá chuông, giá trống. Ảnh: Thảo Quyên.

9

Hiện đình còn lưu giữ được một số hiện vật, trong đó phải kể đến bia đá dựng năm Tự Đức – Bính Thìn (1856) có khắc “Đình chợ có bán yếm lụa do chủ hiệu Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng từ thời Lê”. Ảnh: Thảo Quyên.

10

Ngôi nhà được lợp mái ngói cổ kính – điểm nhấn đặc trưng trong phong cách thiết kế nhà truyền thống xưa. Tuy thời gian đã khiến mái ngói trở nên rêu phong nhưng trông vẫn rất trang nghiêm. Ảnh: Thảo Quyên.

11

Năm 2004, nhà 38 Hàng Đào được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng là di sản cấp quốc gia, đồng thời là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của những người yêu di sản, nghệ thuật. Ảnh: Thảo Quyên.

Theo DINHHOP

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    22 1

    Ngôi chùa cổ lưu giữ căn hầm kháng chiến thời chống Pháp

    Ngôi chùa cổ Bối Khê, ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai), có căn hầm từ thời kháng chiến chống Pháp, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hào hùng… Thế liên hoàn dưới lòng đất Những ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, rất đông du khách viếng thăm chùa Bối...
    21

    Từ truyền thuyết xưa ngẫm về đạo học thời nay

    Bước sang năm Rắn (Ất Tỵ), câu chuyện về người học trò thủy thần của thầy Chu Văn An lại được nhiều người nhắc đến. Hình ảnh người học trò dù mang thân phận khác biệt vẫn khiêm tốn theo học thầy Chu Văn An, hy sinh bản thân để cứu dân, không chỉ gợi...
    27 2

    Nhớ thời đọc báo sau giờ nghỉ trưa

    Những năm 1980, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đều phải có kế hoạch dành một phần quỹ phúc lợi để mua báo ngày, báo tuần các loại cung cấp cho các phòng, ban, phân xưởng sản xuất. Đây là một cách hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền về chủ...

Được quan tâm