Lưu giữ và lan tỏa văn hóa dân gian xứ Quảng

Hoàng Thơ 272 lượt xem 29 Tháng Mười, 2023

Nhân kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển (2002 – 2022), Chi hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng ra mắt ấn phẩm ‘Mai sau còn nhớ’ (NXB Đà Nẵng, tháng 10/2023), do các nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe, Trịnh Tuấn Khanh và Đinh Thị Hựu biên soạn.

TNB 61124
Bìa cuốn sách “Mai sau còn nhớ“.

“Hơn 600 năm qua, tại vùng đất chưa mưa đà thấm này, cha ông người Quảng đã để lại một gia tài văn hóa văn nghệ dân gian rất phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống thường ngày… Như tảng băng trôi trong nhân dân, cả bề nổi lẫn mặt chìm, thời gian quay gót trôi đi không lui lại được, những người cao tuổi am hiểu vốn văn hóa văn nghệ dân gian dần mai một. Họ ra đi mang theo cả vốn quý đi cùng…”. Đó là trăn trở của hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng và đã dốc sức mình trong việc sưu tầm, nghiên cứu, quảng bá văn hóa dân gian và cho ra đời “Mai sau còn nhớ”.

“Truyền lửa” qua các thế hệ

Một điểm đặc biệt trong cuốn sách “Mai sau còn nhớ” là sự xuất hiện những tên tuổi – dù đã về bên kia núi hay còn say mê lặn lội sưu tầm vốn văn hóa dân gian – thân thuộc trong giới nghiên cứu vốn quý của cha ông xứ Quảng.

Đó là Nguyễn Phước Tương, Trương Đình Quang, Trần Hồng, Lê Duy Anh, Hoàng Hương Việt, Lê Hoàng Vinh, Võ Văn Hòe, Trịnh Tuấn Khanh, Đinh Thị Hựu, Thái Nghĩa, Văn Thu Bích, Huỳnh Viết Tư, Phạm Hữu Bốn (Phạm Hữu Đăng Đạt), Nguyễn Thành Khánh, Nguyễn Thị Thanh Xuyên, Nguyễn Đăng Hựu…

Điều đáng quý là trong đó, dễ nhận ra sự tiếp nối các thế hệ; cho thấy trong gian khó của nghề nghiệp cũng như đời sống, những người đam mê văn hóa dân gian đã có sự “truyền lửa” cho nhau.

Trong tuyển tập này, cũng dễ nhận ra sự phong phú về đề tài cũng như phong cách nghiên cứu, thể hiện của các tác giả. Đó là những lát cắt mỏng nhưng sâu về nghề truyền thống, vùng đất, dân tộc, loại hình văn nghệ dân gian xứ Quảng; hay những vấn đề về bảo tồn, phát triển các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian trong đời sống đương đại, mối quan hệ giữa văn hóa dân gian giữa các quốc gia, dân tộc.

Ở đó, bạn đọc bắt gặp sự phân tích, tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ, hò vè… dân gian xứ Quảng về nghề biển trong “Nghề biển trong tâm thức dân gian xứ Quảng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương. Đó là sự đau đáu về những loại hình nghệ thuật dân gian, truyền thống xứ Quảng nói riêng, nước Việt nói chung trong trò chơi bài chòi và kịch hát bài chòi, của hát bội/ hát bộ… của các nhà nghiên cứu Trương Đình Quang, Trần Hồng; hay trò chơi dân gian, đồng dao thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh.

Nhà nghiên cứu Phạm Hữu Bốn (Phạm Hữu Đăng Đạt) hấp dẫn người đọc bằng những câu chuyện sưu tầm dân gian về nói lái, chuyện nuôi cọp độc đáo, riêng có ở Quảng Nam. Đó là các tác giả trẻ nghiên cứu, so sánh về mặt đồ hình giữa bài chòi Việt Nam và bài giấy dân gian Trung Quốc (Nguyễn Thành Khánh), xòe Thái trong vũ đạo người Thái Việt Nam và Trung Quốc (Nguyễn Đăng Hựu), tín ngưỡng thờ cá Ông, thờ mẫu Tứ phủ (Nguyễn Thị Thanh Xuyên)…

Đơm hoa kết trái từ đời sống dân gian

Nói về chặng đường 20 năm qua của chi hội, ông Võ Văn Hòe – Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng, cho hay: “Chi hội đã phát huy chức năng của mình, bám sâu vào lòng người, lòng đất, cành nhánh nay đã sum sê đang đơm hoa kết trái.

Nhiều hội viên đã từng trải trong quá trình nghiên cứu vốn văn hóa văn nghệ dân gian ông cha, vươn lên khẳng định và giữ lấy chỗ đứng của mình đều đã có công trình nghiên cứu nhằm quảng bá vốn văn hóa văn nghệ dân gian đất Quảng và không chỉ có thế mà còn mở rộng phạm vi ghi chép, sưu tầm trong không gian văn hóa miền Trung và cả nước”.

TNB 61124 01
Học sinh trải nghiệm trò chơi dân gian. Ảnh: C.N

Từ đó, các hội viên của Chi hội đã góp phần thực hiện các ấn phẩm đầy đặn, có giá trị như: “Tổng tập Văn hóa văn nghệ dân gian đất Quảng”, “Đà Nẵng 25 năm sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian (1997 -2022)”, “Văn hóa dân gian Đà Nẵng – cổ truyền và đương đại” cùng các thước phim tư liệu, phóng sự truyền hình về văn nghệ dân gian và những tác phẩm của những cá nhân hội viên…

“Chi hội tiếp tục đầu tư tinh thần sáng tạo vào các công trình văn hóa, lời ăn tiếng nói, nghệ thuật dân gian, lối sống, tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa dân gian… với nhiều phương pháp và cách tiếp cận khác nhau. Qua đó, góp phần làm phong phú tài sản văn hóa văn nghệ dân gian cha ông đã để lại cho chúng ta hôm nay” – ông Võ Văn Hòe cho biết.

Anh Quân/ Báo Quảng Nam

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    22 1

    Ngôi chùa cổ lưu giữ căn hầm kháng chiến thời chống Pháp

    Ngôi chùa cổ Bối Khê, ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai), có căn hầm từ thời kháng chiến chống Pháp, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hào hùng… Thế liên hoàn dưới lòng đất Những ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, rất đông du khách viếng thăm chùa Bối...
    21

    Từ truyền thuyết xưa ngẫm về đạo học thời nay

    Bước sang năm Rắn (Ất Tỵ), câu chuyện về người học trò thủy thần của thầy Chu Văn An lại được nhiều người nhắc đến. Hình ảnh người học trò dù mang thân phận khác biệt vẫn khiêm tốn theo học thầy Chu Văn An, hy sinh bản thân để cứu dân, không chỉ gợi...
    27 2

    Nhớ thời đọc báo sau giờ nghỉ trưa

    Những năm 1980, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đều phải có kế hoạch dành một phần quỹ phúc lợi để mua báo ngày, báo tuần các loại cung cấp cho các phòng, ban, phân xưởng sản xuất. Đây là một cách hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền về chủ...

Được quan tâm