Lịch sử dân tộc và con đường khơi dậy hứng thú của thế hệ trẻ

Trần Thư 110 lượt xem 22 Tháng Sáu, 2021

Mảnh đất Việt Nam nước ta là một kho tàng chiến tích hào hùng, không phải vẻ vang với các thành tựu khoa học kĩ thuật tân tiến, súng bom hừng hực, mà là tinh thần chiến đấu bất bại với truyền thống đoàn kết mãnh liệt mà hiếm một quốc gia nào có thể sánh được. Tuy nhiên, khối “tự hào” đó đang dần mai một bởi ý thức của học sinh hay chính vì sự “hời hợt” của giáo dục?

c2 1

Theo Minh Anh, một học sinh tham gia chương trình Trường Teen 2019 được thực hiện bởi kênh truyền hình VTV7, đã trình bày ý kiến trong phần phản biện của mình : “Không một học sinh nào chán lịch sử dân tộc, mà có rất nhiều học sinh chán cách dạy lịch sử ở trường.”

Phần phản biện này khiến chúng ta phải lật lại ký ức về lối giáo dục ngay tại thời điểm khối óc chúng ta đang dần phát triển. Mục đích uốn nắn một cái cây từ khi còn là mầm nhằm để thu được cái gốc rễ to, bám chắc vào đất mà chống chọi với tính cách thất thường của thiên nhiên. Song, vẫn còn tồn tại một số lại trồng cây để chăm chút cho tán lá lấy bóng râm, trái sai làm lương thực, nhưng thực chất gốc rễ yếu ớt. Điều này trừu tượng cho lối giảng dạy về lịch sử dân tộc nước ta hiện nay.

c1 2

Theo như Minh Anh đã trình bày : “Bởi vì không áp dụng được vào thực tế, không dạy chúng ta cách tư duy, vì thế làm cho môn lịch sử ít cơ hội hơn”.

Lịch sử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, khi ngồi ở ghế nhà trường, ký ức của chúng ta về bộ môn này chỉ đơn thuần là một môn phụ trong tổ hợp xã hội. Chúng ta đâm đầu ngày đêm học thuộc 5 – 6 tờ đề cương chỉ để không bị khống chế sử hoặc nhằm kéo điểm bù cho các môn khác. Với khối lượng kiến thức khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn, cách giảng dạy bộ môn này vô tình trở nên nhàm chán và thiển cận, biến nó thành “gánh nặng” của nhiều học sinh thay vì tạo ra sự hứng thú. Điều này đánh mất giá trị và vai trò to lớn của lịch sử dân tộc, thậm chí có thể ảnh hưởng truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của đồng bào ta.

c3 1

Nhìn lại khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn 80% ký ức của đa số chúng ta là những tiết Sử trưa vô tình thiếp đi trên bàn để rồi khi giật mình tỉnh giấc, nghe được chiến tích hào hùng mà ông cha ta đã “mồ hôi sương máu” đạt được, liệu có trái tim ai lại không dao động, niềm tự hào bất chợt tỏa sáng? Chẳng có ai là không yêu lấy lịch sử dân tộc, nhưng có lẽ định kiến đã được vẽ sẵn, những tác động của xã hội vây lấy chúng ta, cuốn chúng ta vào vòng xoáy điểm số hay tiền tài để rồi khó có thể tận tụy tìm hiểu đồng thời khai thác giá trị cốt lõi của quyển sử sách hào hùng đất nước Việt Nam ta.

Ánh Thư

Bài viết cùng chủ đề:

    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    2 11

    Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

    Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính là khoảnh khắc “phát hiện ra Đà Lạt” được ghi lại trong sử sách. Là thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, Đà...
    10 2

    Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận di ảnh màu ’10 Cô Gái Lam Hạ’

    Sáng 23/7 tại Hà Nội, Tổ chức “Trái tim Người lính” phối hợp với câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20”; Tạp chí Môi trường và Đô thị, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam… giới thiệu di ảnh màu “10 Cô Gái Lam Hạ”, Tác phẩm Nhật ký “Trở về trong giấc mơ” và trao...
    2 34

    Ứng dụng công nghệ 5.0 phát triển nông nghiệp bền vững

    Chiều 23/7/2024, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức “Diễn đàn Nông nghiệp 2024: Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0” tại Hà Nội. Trên nền tảng công nghiệp 4.0, công nghệ 5.0 là cơ hội to lớn, gợi mở tầm nhìn về...
    2 33

    Vĩnh Phúc: “Làng văn hóa kiểu mẫu” tiếp tục được triển khai sâu rộng

    6 tháng đầu 2026, công tác chỉ đạo, tổ chức xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 16/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục được triển khai sâu rộng. Song song là các hoạt động văn hóa, báo chí, thể thao từng bước ổn định...

Được quan tâm