Lễ hội Sết Boóc Mạy là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Huyền Linh 122 lượt xem 18 Tháng Ba, 2024

Lễ hội Sết Boóc Mạy là di sản văn hóa quý báu, chứa đựng nhiều tư liệu khoa học, văn hóa tinh thần của người Thái ở tỉnh Thanh Hoá.

Tối 17/3, huyện Như Thanh – tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Sết Boóc Mạy của đồng bào dân tộc Thái ở thôn Mó 1, xã Cán Khê.

Tại buổi lễ, đại diện Cục Di sản Văn hoá đã trao Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia Lễ hội truyền thống Sết Boóc Mạy cho chính quyền và nhân dân thôn Mó 1, xã Cán Khê.

1 37
Lễ hội Sết Boóc Mạy là loại hình sinh hoạt văn hóa, tái hiện một phần đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Thái. Ảnh: M.Cường

Theo hồ sơ di sản, Lễ hội Sết Boóc Mạy là loại hình sinh hoạt văn hóa, tái hiện một phần đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Thái thôn Mó 1.

Lễ hội nhằm tri ân công đức 3 vị thiên sứ do Ngọc Hoàng phái xuống trần gian cứu giúp chúng sinh. Đây là những vị thần vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân tộc Thái.

Họ có trách nhiệm giúp người dân bản Thái có thức ăn, thuốc chữa bệnh và diệt ma, trừ tà để dân bản được khỏe mạnh, bình an, người già sống lâu hơn; con gái, con trai thì khỏe đôi tay, chắc đôi chân để làm nương rẫy kiếm cái ăn, cái mặc.

Vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm, đồng bào Thái trong thôn đều tổ chức Lễ hội Sết Boóc Mạy để khẳng định sự tri ân của mình đối với tổ tiên. Cho tới nay, Lễ hội Sết Boóc Mạy xưa vẫn được các thế hệ đồng bào dân tộc Thái nói riêng và nhân dân các dân tộc huyện Như Thanh nói chung gìn giữ, trao truyền.

Với những nét văn hóa truyền thống ấy, tháng 10/2023, Lễ hội Sết Boóc Mạy đã được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ra quyết định công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

2 30
Tiết mục văn nghệ tại Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Sết Boóc Mạy, tối 17/3. Ảnh: N.Đạt

Việc lễ hội Sết Boóc Mạy trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia chính là điểm tựa quan trọng để huyện Như Thanh nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay, câu lạc bộ di sản phi vật thể dân tộc Lễ hội Sết Boóc Mạy đã được huyện Như Thanh thành lập và duy trì hoạt động ổn định.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    4 6

    The La, khắc khoải bảo tồn

    The lụa La Khê từng được coi là tinh hoa Thăng Long, một di sản đã đi vào ca dao, tục ngữ từ hàng trăm năm qua. Thế nhưng di sản ấy đang chìm dần vào quên lãng, người nắm giữ di sản phải đối mặt với thực trạng cầm cự, giữ nghề từng ngày....
    1 8

    Khám phá làng chài cổ giữa lòng di sản Vịnh Hạ Long

    Khi nhắc đến Vịnh Hạ Long, nhiều người nghĩ ngay đến những dãy núi đá vôi trùng điệp nổi lên giữa làn nước xanh ngọc, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa lòng vịnh kỳ vĩ này còn ẩn giấu một “viên ngọc văn...
    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...

Được quan tâm