Lấy ý kiến về quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn

Huyền Linh 100 lượt xem 12 Tháng Ba, 2024

UBND TP đã có ý kiến chỉ đạo về quy hoạch kết nối giao thông tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son, Quận 1 đến cầu Sài Gòn, quận Bình Thạnh).

Theo đó, UBND TP HCM đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT), Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Đường sắt đô thị, UBND Quận 1 và UBND quận Bình Thạnh rà soát có ý kiến đối với đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc về phương án quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn kết nối từ đường Tôn Đức Thắng – qua cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn, lộ giới 30-35m)

Đồng thời các đơn vị có ý kiến đánh giá tác động đến Tuyến metro số 1, việc kết nối giao thông và khả năng ảnh hưởng đến các dự án đầu tư có liên quan tại khu vực; gửi ý kiến đến Sở Quy hoạch – Kiến trúc.

1 1
Đường ven sông Sài Gòn đi qua nhiều khu đô thị lớn

Sở Quy hoạch – Kiến trúc trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị nêu trên, tổng hợp, báo cáo đề xuất phương án quy hoạch kết nối giao thông tuyến đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Ba Son, Quận 1 đến cầu Sài Gòn, quận Bình Thạnh), trình UBND TP trước ngày 25/3/2024 để xem xét bổ sung vào nội dung đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đang được nghiên cứu thực hiện.

Trước đó, Sở GTVT đã đề xuất UBND TP HCM Dự án xây mới đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu) dài gần 4km, tổng vốn khoảng 3.380 tỉ đồng, triển khai giai đoạn 2024 – 2030.

Dự án chia làm 2 đoạn, trong đó đoạn từ cầu Ba Son đến ranh Tân Cảng dài gần 1,95km sẽ đầu tư rộng 31 – 35m. Đoạn từ cầu Sài Gòn đến Thanh Đa dài 1,98km dự kiến rộng 20 – 50m.

Sở GTVT đề xuất đầu tư dự án theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) trả chậm bằng ngân sách theo theo cơ chế đặc thù trong Nghị quyết 98 của Quốc hội. Theo đó, nhà đầu tư huy động vốn làm dự án và TP HCM sẽ thanh toán (sau khi công trình hoàn thành, được quyết toán) trong khoảng thời gian 5 – 10 năm.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...
    30 1

    Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh

     Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang với Hàn Quốc. Theo kế hoạch, các hoạt động chính của lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025 tại thành phố...
    2

    Nghề ‘phơi nắng’ ở Sa Huỳnh và ngôi miếu cổ huyền bí

    Cạnh đồng muối Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) có ngôi miếu cổ được xây dựng từ sự chung sức, đồng lòng của diêm dân địa phương. Đây là nơi thờ cúng ông tổ nghề muối ở Sa Huỳnh. “Nghe ông bà kể lại, ngôi miếu này được xây dựng hàng trăm năm trước nhưng do...

Được quan tâm