Lăng vua hoàn thành sau 35 năm, qua bốn đời vua

Huyền Linh 259 lượt xem 8 Tháng Chín, 2024

Cách kinh thành Huế khoảng 7 km, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng, thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) xây dựng trong… 35 năm, qua bốn đời vua Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Định.

Lăng Đồng Khánh nguyên là điện Truy Tư mà vua Đồng Khánh lập nên để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Vua Đồng Khánh trị vì chỉ được ba năm, chưa nghĩ đến việc xây lăng thì mất sớm khi mới 25 tuổi. Vua Thành Thái kế vị bèn đổi tên điện Truy Tư thành Ngưng Hy làm nơi thờ vua Đồng Khánh. Năm 1916, con vua Đồng Khánh là Khải Định lên ngôi và tu bổ điện thờ, xây lăng cho cha.

1 5
Ký họa của Hà Trần Ngọc Viên, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

Lăng gồm 20 công trình lớn nhỏ. Kiến trúc pha trộn truyền thống và châu Âu, mở màn cho sự “Tây hóa” kiến trúc cung đình.

Khu tẩm điện vẫn theo phong thủy: hồ bán nguyệt trồng sen làm “minh đường”, đồi Thiên An cách đó khoảng 3 km làm “tiền án”. Kiến trúc vẫn theo mô thức cung đình nhà Nguyễn với 7 gian 2 chái theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” (chồng mái, nhà nối nhà), cột bằng gỗ lim sơn son thếp vàng.

2 4
Bàn thờ vua Đồng Khánh, ký họa của KTS Linh Hoàng

Cạnh đó, điện Ngưng Hy có 24 đồ bản mô tả tích xưa “Nhị thập tứ hiếu”. Nội, ngoại thất được chạm khắc, khảm, sơn mài với các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, bát bửu, ngũ phúc… Trên cổ diêm, bờ nóc, bờ quyết của điện Ngưng Hy có phù điêu bằng đất nung tráng men màu không bó buộc vào mô tuýp trang trí cung đình mà mở rộng sang dòng trang trí dân gian như “ngư tiều canh mục”, “ngư ông đắc lợi”, gà, rắn, ngựa, tắc kè…

3 3
Cửa chính vào điện Ngưng Hy với gỗ sơn son dát 2 con rồng bạc – ký họa của KTS Linh Hoàng
4 1
Hệ cửa kính nhiều màu – ký họa của KTS Linh Hoàng
5 1
Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Khu lăng mộ dùng vật liệu xi măng, sắt thép. Hàng tượng quan viên bằng vôi gạch, dáng cao thay vì bằng đá, dáng thấp như các lăng vua Nguyễn tiền triều. Ngói ardoise (đá chẻ) thay vì ngói liệt. Hệ thống cửa kính nhiều màu (theo kiểu kiến trúc Gothic) thay vì dùng hệ “song, bản” truyền thống…

6 1
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
7 1
Trước lăng Đồng Khánh – ký họa của KTS Hoàng Dũng
8 1
Hệ mái – ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
9 1
Lăng Đồng Khánh nhìn từ xa – ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Năm 1998, công trình được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm