Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn

Trần Hùng 243 lượt xem 27 Tháng Năm, 2021

Nằm sâu trong con đường Nguyễn Duy Cung (P.12, Q.Gò Vấp), không ồn ào, không náo nhiệt, ít ai biết còn tồn tại một “làng nghề” truyền thống đúc lư đồng hơn nửa thế kỷ mang tên An Hội. 

31 5

Làng đúc lư đồng An Hội xưa xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và phát triển theo những thăng trầm của lịch sử, cùng với quá trình đô thị quá của Sài Gòn.
Thế nhưng đến nay, với tốc độ phát triển nhanh cùng những biến động của thị trường, đã khiến nghề làm lư đồng nổi tiếng một thời dần bị mai một, mất đi theo năm tháng. Đến nay chỉ còn một số xưởng nhỏ và hộ gia đình còn bám nghề.

Có mặt tại một trong những xưởng đúc lư đồng truyền thống còn sót lại mang tên Hai Thắng của gia đình ông Trần Văn Thắng (70 tuổi), với hơn nửa thế kỷ theo nghề, mới thấy được không khí thực sự của một “làng nghề” truyền thống ngay giữa Sài Gòn tấp nập.

Suốt hơn 50 năm qua, ông Thắng và các con vẫn quyết giữ lửa và bám cái nghề này, dẫu trải qua bao thăng trầm của sự phát triển đô thị. Như ông Thắng nói: “Hồi đó tới giờ tôi sống với nghề, ăn, ngủ, lớn lên và ăn học với cái nghề này mà không thể bỏ được.”  Hiện tại hai con trai và gái của ông Thắng cũng được truyền dạy lại nghề, ai cũng thạo và bám cùng nghề.

Một số xưởng lẻ tẻ còn lại tại đây cũng do chính ông Thắng là người truyền dạy lại nghề cho. Khi được hỏi ông nghĩ gì khi nghề ngày một mất dần theo năm tháng và làm sao để có thể truyền nghề, ông Thắng cho biết, làm cái nghề này phải khoái, phải yêu nó thực sự thì mới học được, làm được. Nếu không khoái, nhất định không thể làm.

Ông cũng kể, nhiều người tìm đến ông để xin học nghề nhưng rất ít người ông nhận, bởi ông cảm thấy họ không yêu nghề nên nhất định không truyền. Đúc lư đồng là công việc khá vất vả, trải phải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ không chỉ có kỹ thuật cao mà còn khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì trong mỗi khâu.

32 5
Từ khi là một cục đất, bột tro trấu, miếng sáp cho tới khi thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chiếc lư đồng trải qua cả chục công đoạn và mỗi người chỉ đảm nhận một việc.
33 3
Trước hết là làm khuôn (khuôn ruột và khuôn vỏ) là khâu vô cùng quan trọng. Khuôn ruột làm từ đất sét lẫn cát. Loại đất đáp ứng yêu cầu này thường được đặt mua từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, đem nghiền nhuyễn, sàng lọc thành bột rồi được trộn với tro trấu.
34 2
Khuôn hỗn hợp đất và tro được đem phơi khô
35 2
Tiếp đến là đúc khuôn sáp từ sáp ong trộn với sáp đèn cầy, công đoạn này đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và khéo. Bởi khuôn sáp chính là hình ảnh của bộ lư đồng khi thành hình sau này.

36 2

37 1
Sau khuôn sẽ được phơi khô, rồi được đổ đồng đã nóng chảy vào bên trong. Đây là công việc cầu kỳ, đòi hỏi những người thợ phải thực sự lành nghề.
38 1
Việc pha chế đồng trước khi nung chảy cũng đặc biệt công phu và quan trọng. Theo ông Thắng, pha chế đồng trong nghề đúc lư không chỉ pha theo công thức mà phải lượng theo kinh nghiệm tay nghề của mỗi người, mỗi xưởng lại có một cách chế khác nhau, tạo ta những sản phẩm đặc trưng làm nên thương hiệu riêng biệt
39 1
Cuối cùng là đập bỏ khuôn đất để chuyển sang khâu làm nguội
40 1
Các công đoạn làm nguội gồm các công đoạn mài giũa, chạm khắc hoa văn và đánh bóng.
41 5
Khuôn sáp sẽ được chuyển cho người thợ khác bọc các lớp đất sét giã nhuyễn bên ngoài, loại đất này nhất định phải thật mịn để sau khi đúc sẽ không bị rỗ.

Theo Tuổi Trẻ

Bài viết cùng chủ đề:

    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...
    20

    Du ký Việt Nam: Huế và vùng ngoại ô

    Chúng tôi lênh đênh trên biển nội địa này trong khoảng 4 giờ và rời đồn Thuận An [Trấn Hải đài] nằm ở bên phải, án ngữ con lạch nối biển với hệ đầm phá nhưng hiếm khi lưu thông được. Sáng nay gió thổi rất mát; sóng biển cuồn cuộn. Ba quả cầu treo...
    1

    Du ký Việt Nam: Trên đèo Hải Vân

    Đêm rất lạnh. Đèo chỉ cao 420 m. Nhưng gió thổi dữ dội khiến ta cảm thấy nhiệt độ như ở dãy Alpes, lạnh buốt, đặc biệt là khi một đám mây dày đặc bất chợt bay qua và đổ xuống núi một trận mưa như trút nước. Nhiệt kế tụt xuống 8 độ C....

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...

Được quan tâm