Những ngày cận dịp Tết Đoan Ngọ, các lò làm bánh ú nước tro truyền thống ở TP. HCM lại tất bật cung ứng bánh ra thị trường.
Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch) hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, là dịp để người dân bày cúng mâm cơm dâng lên trời đất, tổ tiên nhằm cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn. Vào ngày này, có rất nhiều món ăn được người Việt lựa chọn để bày cúng, trong đó bánh ú nước tro là một trong những món truyền thống.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù ngày 3/6 (tức 5/5 AL) mới đến Tết Đoan Ngọ, song, nhiều lò bánh ở huyện Bình Chánh, quận 8 (TP. HCM)… tất bật, khói bay nghi ngút và thơm lừng mùi bánh từ sớm.Bà Lê Thị Em (60 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, gia đình đã gắn bó với nghề được gần 40 năm, mỗi năm gia đình bà đều chuẩn bị 40.000 cái bánh ú để bán cho người dân.“Năm nào gia đình tôi huy động 7-8 người chuẩn bị nguyên vật liệu và làm bánh từ sớm”, bà Em chia sẻ.Lá chuối sau khi được rửa sạch, sẽ mang đi phơi khô, chờ để gói bánh.Để làm ra một chiếc bánh ú nước tro, người thực hiện phải trải qua 2 công đoạn chính: ngâm gạo nếp với nước tro trong khoảng 4 ngày; chuẩn bị lá, nhân và gói luộc. “Nhân bánh dùng đậu xanh ngâm nước rồi trộn đường và nấu chín, sau đó vo tròn, trong nhân có thể cho thêm sầu riêng để tăng thêm mùi vị”, bà Em nói.Bánh ú nước tro được bán theo phần, mỗi phần 10 chiếc nhân đậu xanh hoặc nhân sầu riêng có giá 70.000 – 80.000 đồng.Người làm bánh sẽ ngâm gạo nếp với nước tro khoảng 4 ngày.Sau khi hoàn thành công đoạn vo nhân cho bánh rồi đem đi nấu chín, bánh ú sẽ được nhúng vào một thùng nước lạnh giúp bánh nguội nhanh, giữ được độ dai của bánh.Bánh ú có nhân đậu xanh, nhân sầu riêng để người mua lựa chọn. Chiếc bánh ú nước tro thành phẩm ăn không quá ngọt. Theo bà Em, một nồi có thể nấu được 1.200 chiếc, bánh ú được nấu trong khoảng 5 giờ tính từ thời điểm nước bắt đầu sôi.Bánh tro làm từ hai nguyên liệu chính gạo nếp và nước tro (hoặc nước tro Tàu). Bánh tro được biết theo cổ truyền thường là không có nhân.Tuy nhiên, theo cách làm bánh tro truyền thống của người Hoa, một số người còn sử dụng nhân mặn như thịt heo, trứng muối, nấm,…để làm đa dạng hương vị của món ngon mang đậm nét ẩm thực đất nước mình.
Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...