Lần đầu tiên triển lãm chữ viết tiếng Hàn diễn ra tại Việt Nam

Huyền Linh 88 lượt xem 5 Tháng Bảy, 2024

Triển lãm “Hangeul” – chữ viết tiếng Hàn với mục đích giúp công chúng có cái nhìn trực quan hơn về giá trị của Hàn ngữ.

Từ ngày 15/7 đến ngày 9/8, triển lãm “Hangeul” – chữ viết tiếng Hàn sẽ diễn ra tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội, giới thiệu về lịch sử và nghệ thuật thư pháp tiếng Hàn.

Triển lãm do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Viện Bảo tàng Hangeul Quốc gia Hàn Quốc phối hợp tổ chức. Đây là triển lãm chữ viết tiếng Hàn đầu tiên tại Việt Nam.

1 3
Tác phẩm được chọn trưng bày tại triển lãm về“Hangeul” – chữ viết tiếng Hàn. Ảnh: BTC

Theo Ban tổ chức, hoạt động dự án Thí nghiệm Hangeul là triển lãm nhận được sự hợp tác của nhiều nghệ sĩ đang hoạt động tích cực nhằm làm nổi bật giá trị của chữ Hàn như là một nội dung nghệ thuật và công nghiệp, từ đó giới thiệu giá trị của văn hóa Hàn trên toàn cầu.

Cùng với video giới thiệu về nguyên lý và triết lý sáng tạo ra chữ Hàn, tổng cộng 11 tác phẩm bao gồm video, sản phẩm thời trang, đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng, đồ họa được sản xuất với chủ đề sự thay đổi của tiếng Hàn trong thời cận đại sẽ được giới thiệu tới công chúng.

Trong khuôn khổ của sự kiện, Viện Bảo tàng Hangeul Quốc gia sẽ tổ chức trải nghiệm nghệ thuật viết chữ thư pháp với chủ đề “Vẻ đẹp của thư pháp Hàn ngữ” tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Bằng ứng dụng kỹ thuật viết thư pháp hiện đại tinh tế, người trải nghiệm có thể cảm nhận được vẻ đẹp của Hangeul, tạo ra tác phẩm thư pháp của riêng mình.

Tại lễ khai mạc triển lãm ngày 15/7, Viện Bảo tàng Hangeul Quốc gia sẽ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Thư viện Quốc gia Việt Nam.

2 5
Tác phẩm “The Beauty of Hangeul Calligraphy” trong chương trình trải nghiệm viết chữ thư pháp Hàn Quốc. Ảnh: BTC

Nội dung chính của thỏa thuận là thúc đẩy các chương trình hợp tác và trao đổi lẫn nhau về tài liệu và ấn phẩm học thuật; phối hợp tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, triển lãm quảng bá văn hóa của hai bên, đặc biệt là văn hóa chữ viết và di sản tư liệu; trao đổi chuyên môn và phát triển các kỹ năng nghiệp vụ; trao đổi chuyên gia nhằm xúc tiến các hoạt động hợp tác và phát triển năng lực chuyên môn của hai bên và thúc đẩy các dự án hợp tác.

Sau Việt Nam, triển lãm sẽ tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Philippines kể từ tháng 9/2024.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    4 6

    The La, khắc khoải bảo tồn

    The lụa La Khê từng được coi là tinh hoa Thăng Long, một di sản đã đi vào ca dao, tục ngữ từ hàng trăm năm qua. Thế nhưng di sản ấy đang chìm dần vào quên lãng, người nắm giữ di sản phải đối mặt với thực trạng cầm cự, giữ nghề từng ngày....
    1 8

    Khám phá làng chài cổ giữa lòng di sản Vịnh Hạ Long

    Khi nhắc đến Vịnh Hạ Long, nhiều người nghĩ ngay đến những dãy núi đá vôi trùng điệp nổi lên giữa làn nước xanh ngọc, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa lòng vịnh kỳ vĩ này còn ẩn giấu một “viên ngọc văn...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận
    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...

Được quan tâm