Làm thế nào để “triệt tận gốc” các cơ sở thẩm mỹ hoạt động “chui”?

Trần Hùng 216 lượt xem 16 Tháng Tư, 2021

Hoạt động “chui” bị tố giác… dời địa chỉ

Liên quan đến vụ việc, Viện thẩm mỹ quốc tế Hoàng Kim (số 49 đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, TPHCM) hoạt động “chui” gây biến chứng nguy hiểm cho khách hàng làm đẹp, ngày 15/4, ThS.BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho hay, hiện Thanh tra Sở Y tế TP đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan công an để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định.

TMV Hoang Kim

Hiện Viện thẩm mỹ quốc tế Hoàng Kim (số 49 đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3) đã dọn đi nơi khác

“Qua tìm hiểu, xét thấy đây là vụ việc có tính chất rất phức tạp, Thanh tra Sở Y tế TP đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho công an tiến hành điều tra, xử lý. Vụ việc trên có tính chất hình sự, chứ không đơn thuần là yếu tố hành chính nên cần cơ quan công an điều tra vào cuộc. Hiện công an đang tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, bà Mai nói.

Tuy nhiên, sau khi sự việc trên được phát hiện, Viện thẩm mỹ quốc tế Hoàng Kim đã không còn hoạt động tại địa điểm trên và đã trả mặt bằng. Hiện chủ của căn nhà này đang rao cho thuê.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế TPHCM, Viện thẩm mỹ quốc tế Hoàng Kim không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh trong lĩnh vực thẩm mỹ. Cơ sở này chỉ có giấy Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số 41C8024111 ngày 11/6/2020 do Phòng Kinh tế UBND Q.3 cấp cho ông Trương Triệu Huy.

Ngoài ra, cơ sở thẩm mỹ này còn quảng cáo sai sự thật trên các trang mạng xã hội, nội dung quảng cáo không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.

Liệu có buông lỏng quản lý?

Liên quan đến tình trạng một số cơ sở thẩm mỹ hoạt động không có giấy phép, TTV đã phản ánh, có ít nhất 4 thẩm mỹ viện lớn, hoàn toàn khác nhau gồm Bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á, TMV Hoa Vy, TMV Americare Clinic, TMV Sài Gòn Venus cùng dùng chung Giấy phép hoạt động QĐ 238/BYT – GPHĐ – Bộ Y tế, Chứng chỉ hành nghề 00378/BP-CCHN. Những thẩm mỹ viện này đều dùng chung giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề, trong khi đây là những thẩm mỹ viện lớn, có nhiều chi nhánh khắp cả nước.

BV Tham My Dong A

Giấy phép hoạt động của Bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á (Ảnh chụp từ trang web của bệnh viện này)

Cụ thể, Bệnh viện Thẩm mỹ  Đông Á có 7 cơ sở: 218 Nguyễn Trãi, Phường 3, Q5; 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội và 69A, đường 3-2, Q.10, TP.HCM và một số chi nhánh ở Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ… ; website http:// https://benhvienthammydonga.vn/.

Viện thẩm mỹ Sài Gòn tại số 23 Nguyễn Đình Chiểu, Q1, TPHCM; 13 Lê Thánh Tông, Hoa Quả Sơn, Đà Nẵng; 20 Nguyễn Thị Định, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương; PG1-15 Vincom, đường 30/4, phường 1, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp; website http:// https://vienthammysaigon.vn/.

Thẩm mỹ viện Hoa Vy  gồm 3 cơ sở tại Hải Phòng;  Số 17B Hoàng Long, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh; Số 99 Đường Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Q7, TPHCM website https://thammyhoavy.vn/.

Viện thẩm mỹ Americare Clinic có 2 chi nhánh tại TPHCM; 130 Đường 3 tháng 2, P. 12, Quận 10 và 24/1 Võ Oanh (D3 cũ), P. 25, Q. Bình Thạnh website https://americareclinic.com/.

BV Tham My Acadami

Trong khi đó, người quản lý của Viện thẩm mỹ Americare Clinic khẳng định Giấy phép hoạt động QĐ 238/BYT – GPHĐ – Bộ Y tế, Chứng chỉ hành nghề 00378/BP-CCHN là của cơ sở mình (Ảnh chụp từ web của cơ sở thẩm mỹ này ngày 31/3/2021)

Nhìn về góc độ cấp phép, quản lý, hiện, nay, spa là ngành có tiềm năng phát triển lớn, nhưng spa trong hệ thống mã ngành của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ có 2 mã ngành là massage và gội đầu (bao gồm chăm sóc da mặt). Chính sách thuế bất hợp lý cũng là vấn đề vướng mắc đối với ngành spa. Đối với các nước phát triển, ngành spa chỉ đóng thuế có 0,8%, nhưng riêng Việt Nam, các doanh nghiệp spa phải chịu 30% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng. Phải chăng đây là lý do dẫn đến việc 1 loạt các spa hiện nay đang hoạt động “chui”?

Theo quy định tại Điều 29 – Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính với các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, việc thực hiện các dịch vụ y tế ngoài giấy phép sẽ bị phạt hành chính từ 50 – 70 triệu đồng. Nhưng để phạt được mức tiền này, khi kiểm tra phải bắt quả tang cơ sở đang hành nghề sử dụng thiết bị y tế, thực hiện các tiểu phẫu, đại phẫu… thì mới đủ điều kiện ra quyết định xử phạt.

vien tham my chui

Tuy nhiên, sau khi TTV phản ánh, giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề bỗng “biến mất” trên website của cơ sở này

Tại TPHCM vừa qua, đợt phanh phui cơ sở thẩm mỹ chui vừa qua, cơ quan chức năng đã lật tẩy được hành vi vi phạm nghiêm trọng nhưng đã qua cả tháng, việc xử lý, xử phạt cơ sở này vẫn chưa đi tới đâu vì còn phải đợi UBND TPHCM ra quyết định xử phạt do vượt quá thẩm quyền của thanh tra cấp Sở.

Chiếu theo bộ luật trên thì các cơ sở thẩm mỹ chui và kể cả không chui hiện nay đều bị “dính”, nhưng cho đến nay chưa có vụ nào bị xử lý hình sự. Chính vì vậy các hành vi này vẫn tràn lan với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong nhiều lý do thì để các cơ sở hoạt động bừa bãi như trên là trách nhiệm rất lớn thuộc về nhà quản lý và chính quyền địa phương.

 

Theo TTV

Bài viết cùng chủ đề:

    vela hinh 2a

    VELA tiên phong số hóa hướng đến xanh hóa chuỗi cung ứng

    VELA thúc đẩy chuyển đổi kép trong ngành Logistics, hướng tới phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho doanh nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường. Chuyển đổi kép – Giải pháp phát triển bền vững ngành Logistics Các doanh nghiệp hiện nay luôn phải đối mặt với những thách thức...
    11 2

    Cam kết thực hành ESG, doanh nghiệp kiến nghị được miễn giảm thuế

    Cam kết thực hành ESG với những mục tiêu cụ thể sẽ được miễn giảm thuế là một trong những kiến nghị của doanh nghiệp. Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Báo cáo đánh giá mức độ thực hành ESG trong doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp mong muốn có...
    1 13

    Vinamilk & Quỹ sữa năm 2024: Gần nửa triệu hộp sữa cùng trẻ em khó khăn đến trường

    Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Vinamilk và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) đã tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh. Đây là chương trình được thực hiện theo kế hoạch năm 2024 của Quỹ sữa...
    2 9

    Xanh hóa khu công nghiệp

    Chuyển đổi xanh không còn là câu chuyện lý thuyết, nó là “những việc cần làm ngay” của mỗi doanh nghiệp. Xanh hóa là khoảng cách ngắn nhất để doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Đó là khẳng định của ông Trần Thiên Long – Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Bất...
    1 9

    Drone bay cao, nông nghiệp đổi mới

    Ứng dụng drone trong nông nghiệp không chỉ nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí mà còn giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân và môi trường, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và hiện đại hơn. Ứng dụng drone trong nông nghiệp không chỉ nâng...

Được quan tâm