Lâm Đồng: Giao dịch bất động sản giảm mạnh trong quý cuối năm

Huyền Linh 122 lượt xem 3 Tháng Một, 2024

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo về lượng giao dịch và giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh…

1 6
Ảnh minh họa.

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho biết số liệu liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh đã được tổng hợp từ 46/46 tổ chức hành nghề công chứng, có đăng ký hoạt động đến ngày 15/12/2023. Theo đó, tổng số giao dịch bất động sản quý 4/2023 của đất nền, nhà ở riêng lẻ, chung cư, nhà ở xã hội là 4.438 giao dịch, giảm 880 giao dịch so quý trước.

Ở phân khúc đất nền, cả tỉnh Lâm Đồng quý 4/2023 đạt 4.140 giao dịch với tổng giá trị 4.742 tỷ đồng. Những địa phương có tình hình giao dịch đất nền sôi động nhất là huyện Bảo Lâm 797 giao dịch; huyện Lâm Hà 753 giao dịch; huyện Đức Trọng 738 giao dịch; huyện Di Linh 429 giao dịch; TP.Bảo Lộc 375 giao dịch. Còn giao dịch nhà ở riêng lẻ thì chủ yếu tập trung tại TP.Đà Lạt với 137 giao dịch; huyện Đức Trọng 108 giao dịch; TP.Bảo Lộc 40 giao dịch. Đối với phân khúc này, giá bán trung bình đạt khoảng 5,3 tỉ đồng/căn.

Đánh giá tình hình bất động sản Lâm Đồng, bà Lê Thị Thắm, Trưởng văn phòng đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) tại Lâm Đồng nhận định: Năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng đã đối diện với thách thức về nguồn cung lẫn thanh khoản suy giảm. Chính tình hình giao dịch trầm lắng, niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay khiến không ít doanh nghiệp rời bỏ thị trường. Những doanh nghiệp còn tồn tại cũng phải nỗ lực gấp nhiều lần so giai đoạn trước để có thể vượt qua thách thức.

Tuy nhiên, việc Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản, thì một triển vọng tươi sáng của bất động sản Lâm Đồng cho đến thời điểm hiện tại là các ngân hàng đã cùng hỗ trợ lãi vay kèm theo những chính sách tốt. Bên cạnh đó, các cơ quan, sở ban ngành cũng thường xuyên tổ chức họp bàn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Do đó, bà Thắm nhận xét, sự phục hồi của thị trường bất động sản Lâm Đồng dự báo sẽ bắt đầu từ nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội và đất nền giá rẻ. Đặc biệt mới đây, Lâm Đồng đã quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở năm 2024 với việc đẩy nhanh tiến độ tổ chức thực hiện thủ tục liên quan về quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập.

Cụ thể, năm 2024, tỉnh Lâm Đồng phấn đấu tăng thêm khoảng 1.149.410 m2 sàn nhà ở, tương ứng 16.334 căn. Trong đó, nhà ở thương mại là 252.831 m2, tương ứng 3.160 căn; nhà ở xã hội là 71.070 m2, tương ứng 1.236 căn; nhà ở tái định cư 42.240 m2, tương ứng 704 căn; nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây khoảng 783.269 m2, tương ứng 11.190 căn.

Căn cứ suất vốn đầu tư nhà ở và diện tích tăng thêm của từng loại nhà ở, dự báo tổng số vốn phát triển nhà ở năm 2024 khoảng 11.047 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở thương mại là 3.161 tỷ đồng; nhà ở xã hội với 653 tỷ đồng; nhà ở tái định cư với 388 tỷ đồng; nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây với 6.845 tỷ đồng.

Bà Thắm kỳ vọng, từ quý 3/2024 cùng với thông tin Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 20250 được phê duyệt. Kèm theo là chính sách hỗ trợ vốn của ngân hàng; UBND tỉnh banh hành chính sách, tạo điều kiện cho nhà đầu tư… sẽ là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản Lâm Đồng tăng trưởng và phát triển hơn nữa. “Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là giải phóng mặt bằng, mà nguyên nhân chủ yếu do giá trị đền bù theo thực tế cao, khiến dự án khó triển khai. Vì vậy, thời gian tới, nếu giải quyết được vấn đề này sẽ giúp ích rất lớn vào việc hỗ trợ thị trường bất động sản Lâm Đồng phục hồi”, bà Lê Thị Thắm thông tin.

Theo VNECONOMY

Bài viết cùng chủ đề:

    4 6

    The La, khắc khoải bảo tồn

    The lụa La Khê từng được coi là tinh hoa Thăng Long, một di sản đã đi vào ca dao, tục ngữ từ hàng trăm năm qua. Thế nhưng di sản ấy đang chìm dần vào quên lãng, người nắm giữ di sản phải đối mặt với thực trạng cầm cự, giữ nghề từng ngày....
    1 8

    Khám phá làng chài cổ giữa lòng di sản Vịnh Hạ Long

    Khi nhắc đến Vịnh Hạ Long, nhiều người nghĩ ngay đến những dãy núi đá vôi trùng điệp nổi lên giữa làn nước xanh ngọc, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa lòng vịnh kỳ vĩ này còn ẩn giấu một “viên ngọc văn...
    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...

Được quan tâm