‘Lạc’ vào miền quê bình yên và cổ kính tại làng cổ Phú Vinh Nha Trang

Trần Lâm 152 lượt xem 5 Tháng Năm, 2023

Trái ngược với không khí náo nhiệt, sôi động ở trung tâm thành phố Nha Trang, làng cổ Phú Vinh hiện lên như một luồng gió dịu dàng với nét đẹp hoài cổ, phảng phất dấu ấn thời gian với những ngôi nhà gỗ lớp mái ngói. Đây là nhân chứng về một thời kỳ phát triển phồn vinh của Nha Trang khoảng 200 năm về trước.

Giới thiệu về làng cổ Phú Vinh Nha Trang

Làng cổ Phú Vinh thuộc xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm các điểm du lịch Nha Trang khoảng 7km. Với hơn 200 năm lịch sử cùng nhiều ngôi nhà cổ mang đậm phong cách kiến ​​trúc xưa của miền Trung, làng cổ Phú Vinh hiện thu hút rất nhiều khách du lịch.

g1
Làng cổ Phú Vinh Nha Trang

Nơi đây hội tụ nhiều nét đặc trưng của những ngôi nhà cổ Việt Nam khiến du khách có cảm giác như đang ở trong khung cảnh nông thôn Việt Nam cách đây gần trăm năm. Tại làng cổ Phú Vinh Nha Trang, bạn cũng sẽ được tận hưởng khoảng thời gian thư thái trong không gian cảnh quan của cỏ cây rơm rạ.

g2
Đền thờ ở làng Phú Vinh

Vẻ đẹp của làng cổ Phú Vinh

Nổi tiếng với kiến ​​trúc cổ kính đậm chất miền Trung, làng cổ Phú Vinh thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Khi đến đây, bạn như lạc vào một thế giới khác, trở về quá khứ của 200 năm trước.

Nha Trang đang từng ngày phát triển du lịch về nhiều mặt. Ngoài việc được thiên nhiên ban tặng cho nhiều đảo, bãi tắm trong như ngọc, cát trắng mịn màng thì nhu cầu khám phá văn hóa và các di tích lịch sử của khách nước ngoài cũng rất lớn. Vì thế có nhiều du khách chọn làng cổ Phú Vinh để hòa mình vào khung cảnh cổ kính, mộc mạc đậm chất miền quê. Những con đường đất, ngôi nhà cổ kính và không khí thanh mát khiến không ít du khách phải trầm trồ.

g3
Làng cổ Phú Vinh có vô số những ngôi nhà cổ

Ngay từ lần đầu bước đến làng cổ Phú Vinh có tuổi đời hơn 200 năm, du khách có cảm tưởng như mình được quay ngược thời gian trở về thời xa xưa với khung cảnh thật yên ả. Ở đó có những con đường lát đá cũ, phía xa là bạt ngàn cánh đồng lúa trải dài như vô tận, thoang thoảng trong gió là mùi thơm của rơm rạ, cỏ cây, văng vẳng bên tai là tiếng chim hót líu lo rộn ràng cả một khoảng trời. Tại ngôi làng này chẳng có các tòa nhà cao tầng với những ánh đèn neon sáng rực cũng không có tiếng còi xe inh ỏi suốt ngày, ở đây chỉ còn lại những mái nhà đơn sơ lợp ngói âm dương, những sân nhà lát gạch, những cột gỗ lim đen bóng, những chiếc bình gốm cổ khổng lồ. Dường như nhịp sống hiện đại của đô thị ngoài kia chẳng thể nào ảnh hưởng đến sự giản dị, mộc mạc lạ thường tại chốn làng quê này. Một không gian thật êm đêm, chẳng hề xô bồ ấy thế mà cứ khiến nhiều du khách phải khắc khoải, nhớ hoài.

g4
Thời gian ở đây như chẳng hề trôi đi
g5
Ngôi nhà cổ kính mang đậm nét văn hóa người Việt xưa

Kiến trúc ấn tượng ở làng cổ Phú Vinh

Hiện nay, làng cổ Phú Vinh đang giữ lại những ngôi nhà cổ mang phong cách mục đồng xưa ở miền Trung, gọi là Bát Căn. Đó là ngôi nhà ba gian trên 36 cột gỗ. Nổi bật nhất trong số đó là 6 ngôi nhà còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn, chưa bị hư hại nhiều do ảnh hưởng của thời gian, thời tiết. Hầu hết các cột gỗ trong nhà đều được chạm trổ nhiều hoa văn đặc sắc do các gia đình giàu có trong làng thuê thợ giỏi về trang trí cho ngôi nhà của mình thêm càng lộng lẫy sang trọng. Hầu như căn hộ nào ở đây cũng có cửa gỗ uốn cong. Các vật dụng trang trí khác trong nhà như bàn thờ, tủ, chạn, kèo cũng như các vật dụng sinh hoạt hàng ngày được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên.

g6
Hầu như các ngôi nhà đều được làm từ gỗ tự nhiên

Ngôi nhà nổi bật nhất trong làng cổ là nhà của ông Nguyễn Xuân Hải. Ngôi nhà cổ này đã trải qua tới 6 đời chủ nhưng mọi thứ trong nhà vẫn được bảo quản rất tốt, gần như nguyên vẹn. Ngôi nhà cổ của ông Hải nằm trong khuôn viên sân vườn rộng có diện tích hơn 4.000m2, được xây dựng theo kiểu nhà truyền thống Việt Nam, ba gian năm chái, mái lợp ngói liệt. Phong cách xây dựng của ngôi nhà đơn giản mà sang trọng. Đặc biệt, vườn cây ăn trái của ông Hải đã hơn 100 năm tuổi với nhiều loại cây ăn trái như mít, ổi, xoài và hai cây mai. Khi mùa xuân đến, hai cây mai này nở hoa rực rỡ một góc trời, báo hiệu một năm mới nhiều may mắn.

g7
Bàn thờ nhà ông Nguyễn Xuân Hải

 

Làng Việt tổng hợp

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm