Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

Huyền Linh 62 lượt xem 3 Tháng Tư, 2024

Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng.

1 6

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện gồm chùa Keo trong (Thần Quang Tự) và chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự) là một trong những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Ban đầu có tên là chùa Nghiêm Quang, sau đổi là chùa Thần Quang. Theo các nguồn tài lệu và truyền thuyết dân gian thì Dương Không Lộ cho xây dựng chùa Nghiêm Quang vào năm 1061, đời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1611, do lũ lụt, chùa được dời, dựng lại trên mảnh đất làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và được gìn giữ cho đến ngày nay.

2 8

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22.12.2016.

3 7

4 4

Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng hơn 1ha, là một tổng thể phức hợp của các đơn nguyên kiến trúc phân bổ theo một trật tự nhất định trên một khuôn viên hình chữ Nhật kiểu “nội công, ngoại quốc”.

5 2

6 2

Gác chuông chùa Keo Hành Thiện cũng là một sự kết hợp hài hòa của kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50.

7 2

8 2

Hình tượng rồng được tạo tác độc đáo tại nhiều chi tiết trong chùa.

9 2

Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê như những án thư, sập thờ, văn bia cổ, hoành phi câu đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.

10 2

11 2

Trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây đại thụ cổ kính, xanh tốt in bóng xuống mặt hồ.

Theo Lao động

Bài viết cùng chủ đề:

    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    1

    Những cây di sản ở xã Hải Bắc

    Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xã Hải Bắc (Hải Hậu) vẫn lưu giữ được nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Những cây di sản nơi đây không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị...
    1 38

    Phú Thọ: Tuyệt tác kiến trúc ngôi đình cổ có niên đại trên 300 năm tuổi

    Có một nơi mà khi trở về nguồn cội, đất Tổ Hùng Vương, du khách nên ghé thăm là ngôi làng cổ Hùng Lô. Nơi đây nổi tiếng có ngôi đình cổ niên đại hơn 300 năm tuổi, được công nhận là quần thể di tích có giá trị về văn hóa và lịch sử....

Được quan tâm