Khung giờ đẹp, đại lộc để cúng Rằm tháng Giêng 2025

Huyền Linh 70 lượt xem 11 Tháng Hai, 2025

Các gia chủ có thể lựa chọn một trong các khung giờ đẹp dưới đây để cúng Rằm tháng Giêng (15 tháng 1 Âm lịch), giúp gặp hung hóa cát, gia đình bình an, hạnh phúc và nhiều tài lộc.

Nên cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào?

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng 2025 (15 tháng 1 âm lịch năm Ất Tỵ) là thứ Tư, ngày 12/2/2025 dương lịch. Theo lịch can chi, đây là ngày Nhâm Tý, ngày Hoàng đạo, là ngày cát lành, thích hợp để thực hiện nghi lễ cúng Rằm.

Trong ngày Rằm tháng Giêng năm nay, có 4 khung giờ tốt lành để thực hiện việc cúng lễ.

12
Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh: suckhoedoisong

5h-7h (Giờ Quý Mão): Đây là giờ Ngọc Đường rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.

11h-13h (Giờ Bính Ngọ): Đây là giờ Tư Mệnh, là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây cũng được coi là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, cuộc sống sung túc, bình an, hạnh phúc viên mãn, giúp công việc làm ăn thuận lợi.

15h-17h (Giờ Mậu Thân): Giờ Thanh Long rất tốt cho khởi sự, kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn; cúng Rằm tháng Giêng để mưu sự thuận lợi.

17h-19h (Giờ Kỷ Dậu): Giờ Minh Đường là một trong những khung giờ đẹp để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Thực hiện lễ cúng vào khung giờ này để quý nhân phù trợ.

Ngoài ngày chính Rằm, gia chủ có thể làm lễ cúng trước một ngày (tức ngày 14 âm lịch – ngày 11/2/2025 dương lịch). Trong ngày này, một số khung giờ đẹp để thực hiện lễ cúng gồm: 7h-9h (giờ Nhâm Thìn), 11h-13h (giờ Giáp Ngọ), 13h-15h (giờ Ất Mùi), 19h-21h (giờ Mậu Tuất).

Cần những lưu ý gì khi cúng Rằm tháng Giêng?

Việc cúng Rằm tháng Giêng có thể thực hiện ở nhà hoặc trên chùa đều được. Gia chủ nếu có thời gian và điều kiện, có thể tiến hành cúng ở cả hai nơi.

Tùy theo phong tục địa phương và điều kiện gia đình, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng khác nhau. Các lễ vật không cần quá cầu kỳ, xa xỉ. Điều quan trọng trong việc lễ cúng là thể hiện sự chỉn chu, thành kính với thần Phật, tổ tiên.

Khi làm lễ ở chùa và ở ban thờ Phật, cần phải dùng lễ chay. Với lễ cúng ở bàn thờ gia tiên, gia chủ sử dụng lễ chay hoặc lễ mặn tùy quan điểm riêng.

Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, giữ tâm thanh tịnh để thực hiện lễ cúng.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm