Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

Huyền Linh 133 lượt xem 5 Tháng Mười Một, 2024

Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính, rêu phong theo năm tháng.

1 1
Làng Đông Ngạc còn có tên nôm là làng Vẽ (hay Kẻ Vẽ), ngày nay là phường Đông Ngạc nằm ở phía bắc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) ở đầu nam cầu Thăng Long. Cũng như làng cổ Đường Lâm, làng Đông Ngạc vẫn gìn giữ được nét mộc mạc, nguyên sơ và yên bình sau vài trăm năm lịch sử, bất chấp quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.
2 2
Trong những kiến trúc đặc biệt ở làng Đông Ngạc phải kể đến đình Đông Ngạc hay còn gọi là đình Vẽ. Tiền thân của đình là một ngôi miếu cổ dựng từ thời nhà Đường sang đô hộ nước ta và đã được trùng tu nhiều lần qua các văn bia ghi vào các năm 1635, 1653, 1718, 1836, 1941…
3 3
Hình ảnh làng cổ Đông Ngạc từ góc máy trên cao.
4 3
Xã hội ngày càng phát triển, tuy nhiên, làng cổ Đông Ngạc vẫn còn lưu giữ được cảnh quan, kiến trúc truyền thống, dù nhà cao tầng mọc lên nhưng len lỏi, xen kẽ vẫn là những nếp nhà xưa, cổng làng rêu phong cổ kính.
5 1
Mặc dù chỉ là một ngôi làng nhỏ, năm xưa là nơi sinh sống của vỏn vẹn 1.000 người, nhưng Đông Ngạc vẫn sản sinh ra nhiều tài năng xuất chúng, đạt thành tích học tập cao. Vì vậy, nơi đây còn được nhiều người biết đến với cái tên “làng Tiến sĩ”.
6 1
Theo thăng trầm của thời gian, hiện làng còn hàng chục ngôi nhà, cổng làng… xây dựng theo lối kiến trúc cổ, tuổi đời lên đến cả trăm năm. Điều đáng nói là hầu như các kiến trúc này vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn tới tận ngày nay.
7 1
Dù một số nơi được trùng tu, tân trang lại nhưng nét cổ kính, rêu phong vẫn hiện rõ tại ngôi làng nhỏ này.
8 1
Ngôi nhà cổ tại làng Đông Ngạc vẫn giữ được nét cổ kính, rêu phong dù trải qua bao thăng trầm lịch sử.
19
Chiếc cổng làng vẫn mang đậm kiến trúc xưa cũ.
20
Bức tường bong tróc, phủ kín rêu phong cổ kính.
21
Bức tường rêu phong cùng với những mảng vữa đã bong chóc khơi gợi lại hoài niệm ký ức xưa của người dân Hà Nội.
22 1
Đến làng Đông Ngạc, du khách như được tìm về chốn bình yên, nhịp sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơi thở văn hóa dân tộc. Đặc biệt là hiểu thêm về truyền thống hiếu học lâu đời của ngôi làng, với những tấm gương kiệt xuất trong lĩnh vực học thuật. Do vậy, để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của làng cổ Đông Ngạc trong nhịp sống hiện đại sôi động hiện nay, cần sớm đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch, xây dựng các chương trình quảng bá, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu về làng Đông Ngạc; giữ gìn những gì được để lại và kế thừa, phát triển mong muốn của người dân làng cổ.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...
    1 16

    Kể chuyện dòng sông xứ Quảng: Trà Câu, dòng nước nhỏ miền địa linh nhân kiệt

    Trà Câu nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi. Nhà địa danh học Lê Trung Hoa cho biết Trà Câu trong tiếng Chăm cổ có nghĩa là “dòng nước nhỏ”. Thật vậy, Trà Câu là con sông nhỏ nhất trong 4 con sông chính của tỉnh Quảng Ngãi, có chiều dài dưới 40 km, diện...

Được quan tâm