Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

Huyền Linh 104 lượt xem 23 Tháng Mười, 2024

Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái.

1 7
Theo người dân sống gần chùa, từ nhỏ họ đã thấy gốc thị to như vậy trồng tại đây. Đại đức Thích Huệ Hạnh (trụ trì chùa Cây Thị) cho biết, sở dĩ có tên chùa cây thị là vì cạnh ngôi chùa cổ có một cây thị tuổi đời lên đến hàng trăm năm.
2 6
Khuôn viên bên trong chùa cổ có cây thị niên đại khoảng 370 năm ở tỉnh Hà Nam.
3 6
Khu vực đường đi với rất nhiều toà tháp cổ hai bên đường tạo không gian linh thiêng, cổ kính.
4 5
“Tên gọi xứ “Cây Thị” đã có từ cách đây tới 300 năm. Sách “Trương thế gia ký” ở từ đường Trương Công Giai, soạn năm Quý Sửu, niên hiệu Long Đức thứ 2 (năm 1733) đã từng nhắc tới địa danh này” – Đại đức Thích Huệ Hạnh cho biết thêm.
5 2
Ngày nay, những giá trị lịch sử vẫn được bảo tồn và lưu giữ, trong đó điểm nhấn chính là cây thị cổ thụ với niên đại gần 400 năm. Có thể thấy, cây thị không chỉ mang một giá trị lịch sử mà còn ấn chứa một giá trị văn hóa tâm linh rất lớn. Chính vì vậy, nhà chùa luôn muốn gìn giữ những giá trị thiên nhiên mang tính lịch sử, tránh những tác động của bàn tay con người.
6 2
Hình ảnh gốc cây thị cổ có niên đại khoảng 370 năm toạ lạc trong khuôn viên chùa.
7 2
Hàng năm, khoảng đầu tháng 5 âm lịch là mùa mà cây thị trổ hoa nhiều nhất và thượng tuần tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian cây thị ra quả sai trĩu.
8 3
Theo dòng lịch sử, ngôi chùa có thể bị thay đổi nhưng cây thị vẫn trụ vững với tán lá xum xuê như che mát, xoa dịu những lo toan, buồn phiền nơi thế giới trần tục của con người mỗi khi về chùa.
9 2
Khu vực thờ Phật Ca Diếp tại chùa cây thị ở tỉnh Hà Nam
10 1
Khi đến chùa cây thị chiêm bái, du khách còn được cảm nhận không gian chốn thờ tự linh thiêng của ngôi chùa cổ. Đặc biệt, nơi đây mang lại cho người dân cũng như mỗi du khách được trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.
11 1
Theo Đại đức Thích Huệ Hạnh, ngôi chùa được trùng tu vào năm 1940 với 5 gian Chánh điện thờ Phật và 3 gian nhà thờ. Ban đầu khi được trùng tu sửa chữa, các gian được làm bằng gỗ rất khang trang, đẹp đẽ. Tuy nhiên, sau trận chiến chống càn tại núi chùa năm 1954, ngôi chùa bị tàn phá. Sau đó ít năm các cụ trong làng lên núi tìm kiếm những gì còn sót lại và phục dựng chỉ còn 3 gian thờ Phật cho đến ngày nay.
12 1
Tháng 12/2019, chùa Cây Thị được kiến thiết tôn tạo, phục hồi và xây dựng. Phần sân dẫn vào chùa được trải sỏi trắng, xung quanh các ngọn đồi xanh mướt màu xanh của cỏ Nhật đan xen với những cây tùng. Giải thích tại sao lựa chọn những viên sỏi trắng, tạo hình tỉ mỉ, các sư thầy cho biết đá trắng khiến cho lòng người trở nên thanh thoát, cùng với tiếng chuông tạo nên không gian thanh tịnh. Ai bước chân đến đây cũng có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như về với với thiên nhiên, hay tìm về cái vô ngã của con người.
13 1
Với lối kiến trúc kết hợp các nền văn hóa Á đông độc đáo, không khí trong lành, mát mẻ, không gian yên bình và thanh tịnh, giúp du khách quên hết mọi mệt nhọc, lo âu của cuộc sống thường ngày.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm