Khởi công dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ trị giá gần 4830 tỷ đồng

Trần Hùng 272 lượt xem 4 Tháng Một, 2021

Theo Bộ Giao thông vận tải, Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ nằm trong tổng thể trục đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và là một bộ phận của trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010.

ai la nha thau tuyen cao toc cam lo la son 110217
Ảnh minh họa

Trong đó, đoạn TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương đã được sử dụng từ tháng 2/2010; đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận đang được đầu tư theo hình thức BOT, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2021; cầu Mỹ thuận 2 đang được đầu tư xây dựng bằng vốn trái phiếu Chính phủ, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023.

Do đó, việc đầu tư đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ theo quy hoạch đã phê duyệt là hết sức cần thiết và cấp bách.

Việc đầu tư xây dựng ngay đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ giai đoạn 1 góp phần giải quyết nhu cầu vận tải khi tuyến Quốc lộ 1 đã quá tải, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung; giảm thiểu tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1; từng bước hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016.

Dự án đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Quyết định số 2519/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2017 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1862/QĐ-BGTVT ngày 8/10/2019.

Ngày 16/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tại Quyết định số 839/QĐ-TTg, ngày 17/6/2020, Bộ GTVT phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 1170/QĐ-BGTVT.

Theo đó, chủ đầu tư dự án là Bộ Giao thông vận tải. Tổng công ty ĐTPT&QLDA Hạ tầng giao thông Cửu Long được giao là đơn vị quản lý dự án.

Dự án có điểm đầu tại Km 107+363,08 (tương đương Km 107+740, lý trình Dự án cầu Mỹ Thuận 2) thuộc địa phận phường Tân Hòa, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điểm cuối tại Km 130+337 (nút giao Chà Và, kết nối QL1 hiện hữu), thuộc địa phận xã Thuận An, Tx. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Chiều dài tuyến khoảng 22,97Km. Địa điểm xây dựng: 3 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; bao gồm huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp; huyện Long Hồ, Bình Tân, TX. Bình Minh và TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Dự án được xây dựng với quy mô tuyến chính đạt tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư là 4.826,23 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công. Thời gian thực hiện khoảng 2 năm và hoàn thành toàn bộ dự án (giai đoạn 1) trong năm 2023.

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc khởi công đúng kế hoạch Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, ngoài việc thực hiện đúng các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn là quyết tâm cao của Bộ để thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ là dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải và sẽ là dự án mẫu mực trong quản lý, giám sát, tổ chức thi công, phòng chống tiêu cực trong quản lý đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, trong công tác lựa chọn tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng các tiêu chí chuẩn mực về năng lực thiết bị, năng lực tài chính, kinh nghiệm tổ chức thi công, nguồn nhân lực tham gia dự án để lựa chọn nhà thầu. Trên cơ sở đó, đã lựa chọn được các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát là các đơn vị có thương hiệu, uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm về xây dựng công trình giao thông cấp 1 và cấp đặc biệt, đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án./.

H.A

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm