Khánh thành nhà lưu niệm ‘Ông hoàng thơ tình’ tại Bình Định

Huyền Linh 205 lượt xem 16 Tháng Mười Hai, 2024

Ngày 15.12, UBND H.Tuy Phước (Bình Định) đã tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu, người được gọi là “Ông hoàng thơ tình” của thơ ca Việt Nam.

Đến dự lễ khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu có lãnh đạo Sở VH-TT Bình Định, lãnh đạo H.Tuy Phước và lãnh đạo H.Can Lộc, Hà Tĩnh (đơn vị kết nghĩa với H.Tuy Phước).

Nhà thơ Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985), sinh tại quê ngoại ở Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, H.Tuy Phước (Bình Định). Quê cha của ông ở làng Trảo Nha, H.Can Lộc (Hà Tĩnh).

1 9
Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu
ẢNH: MINH LÊ

Xuân Diệu là một trong những người sáng lập Đoàn Báo chí cách mạng Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam), là gương mặt nổi bật của nền thi ca hiện đại. Ông để lại khoảng 450 bài thơ tình, nhiều truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “Ông Hoàng thơ tình”, người có ảnh hưởng lớn trong phong trào thơ mới, một nhà hoạt động văn hóa, xã hội tích cực.

Để tưởng nhớ ông, UBND H.Tuy Phước đã xây dựng Nhà lưu niệm Xuân Diệu tại nền nhà ông bà ngoại của nhà thơ ở thôn Tùng Giản, đưa vào hoạt động từ năm 1995. Qua gần 29 năm sử dụng, nhà lưu niệm xuống cấp, nên UBND H.Tuy Phước đã đầu tư xây dựng nhà lưu niệm mới trên nền nhà cũ khang trang hơn, đẹp hơn, tạo điểm đến cho du khách khi về thăm Tuy Phước.

2 6
Các đại biểu cắt băng khánh thành
ẢNH: MINH LÊ

Sau hơn 8 tháng thi công, từ tháng 4.2024 cho đến nay, công trình xây dựng mới Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu đã hoàn thành. Nhà lưu niệm được xây mới trên nền nhà cũ, đồng thời mở rộng khuôn viên với tổng diện tích lên đến 720 m2. Trong đó, sân vườn, lối đi nội bộ với diện tích 550 m2, xây dựng tường rào, cổng ngõ bao quanh và một số hạng mục khác…

Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 9,8 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước huyện quản lý và các nguồn vốn hợp pháp khác, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất H.Tuy Phước làm chủ đầu tư.

3 6
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ nhà thơ Xuân Diệu
ẢNH: MINH LÊ

Dịp này, đại diện H.Can Lộc đã trao tặng hiện vật của nhà thơ Xuân Diệu để trưng bày tại nhà lưu niệm.

Tháng 12.2010, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định xếp hạng Nhà lưu niệm Xuân Diệu ở Gò Bồi (Tuy Phước) là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm