Khám phá Phước Tích: Ngôi làng có tuổi đời hơn 500 năm của cố đô Huế

Trần Hùng 66 lượt xem 20 Tháng Tư, 2021

Mang những dấu ấn đậm nét của làng quê miền Trung, làng cổ Phước Tích đang dần trở thành điểm đến tham quan thú vị của rất nhiều du khách khi tới du lịch tại Huế.

phuoc tich e1618914269718

Làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Theo một số tài liệu lịch sử, ngôi làng này được hình thành từ thế kỷ 15. Cái tên Phước Tích mang ý nghĩa mong muốn người dân trong làng sẽ tích được nhiều phúc đức để lại cho đời sau.

Điều khiến làng Phước Tích trở nên đặc biệt đó chính là hệ thống những nhà cổ, nhà vườn truyền thống từ thời xưa. Hiện nay, trong làng có khoảng 117 hộ dân, với gần 30 nhà cổ (gồm 10 nhà thờ, còn lại phần đa là những ngôi nhà rường đặc trưng của Huế). Trong đó có tới 12 ngôi nhà rường được xếp hạng có giá trị đặc biệt.

Điều thú vị là các căn nhà đều có một khu vườn rộng, cách nhau bởi những hàng chè tàu được cắt tỉa thẳng tắp.

Bên cạnh những ngôi nhà rường độc đáo, những công trình thờ tự cổ kính uy nghiêm, làng cổ Phước Tích có nghề truyền thống làm gốm vô cùng đặc sắc. Những sản phẩm được tạo ra từ làng gốm Phước Tích thời xa xưa đã trở thành những sản phẩm quý chuyên để dâng lên cho vua chúa triều Nguyễn.

Đúng như ý nghĩa tên gọi của ngôi làng, các thế hệ người dân ở đây đều tiếp nối truyền thống của cha ông để lại. Từ đời này sang đời khác họ vẫn hăng sang lao động, miệt mài sáng tạo để làm nên những giá trị to lớn cho làng quê. Những kiến trúc cổ độc đáo, những nét văn hóa dòng họ, làng xóm, làng nghề đã tạo nên một nét đẹp văn hóa làng quê đậm nét của miền Trung.

Theo Vietnamplus

 

Bài viết cùng chủ đề:

    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    1 1

    Bồi hồi ngắm lại cây Cầu Ba Cẳng của Sài Gòn xưa

    “Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận… nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức...
    1 24

    Tết xưa của người Tràng An

    Tết xưa của đất Tràng An mang phong vị rất riêng, ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Tết nay đến rồi, dư âm của Tết xưa vẫn cứ thấp thoáng trong miền ký ức của nhiều người con đất kinh kỳ. Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã...
    1 16

    Hãng đĩa hát xưa ở Sài Gòn

    Trong một dịp may tình cờ, tôi có được một chồng dĩa hát than cũ suýt nữa bị đem bỏ vì không dùng từ lâu. Bộ đĩa có hơn trăm cái, có vài cái bị nứt. Mỗi cái dĩa đều nằm trong bao giấy vuông có khoét sẵn một lỗ tròn giữa tâm để lộ...
    1 15

    Trường học ở Sài Gòn thập niên 1920

    Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp – Hoa… ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng Sài Gòn ngày nay. Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, nay là trường THPT Marie Curie, Sài Gòn thập niên 1920. Ảnh tư liệu. Trường Petrus...

Được quan tâm