Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Huyền Linh 295 lượt xem 11 Tháng Ba, 2025

Tối 10/3, tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 đã chính thức khai mạc. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu chỉ đạo.

100
Quang cảnh Lễ khai mạc

Tham dự buổi lễ còn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk  Lắk Nguyễn Đình Trung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thị Chiến Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị…, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố; các vị đại sứ, tổng lãnh sự các nước, tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành hữu quan cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và đồng bào các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk.

101
Đông đảo người dân và du khách tham gia Lễ khai mạc

Với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 diễn ra từ ngày 9/3 đến ngày 13/3/2025 tại TP. Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng nhằm quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, góp phần nâng cao vị thế ngành cà phê Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và du lịch của tỉnh Đắk Lắk; tôn vinh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

102
Hoa hậu H’Hen Niê – đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Bên cạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm cà phê, trong chương trình của Lễ hội còn diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế – Kết nối nâng tầm cà phê Việt và nhiều hoạt động văn hóa, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc của vùng Tây Nguyên.

103
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Thị Chiến Hòa phát biểu tại Lễ khai mạc

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa nhấn mạnh, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là một sự kiện kinh tế, văn hóa nổi bật của tỉnh Đắk Lắk, qua 8 lần tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách trong nước và quốc tế.

Thông qua nhiều hoạt động của các kỳ lễ hội, tỉnh Đắk Lắk mong muốn giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đại ngàn; truyền thống cách mạng đoàn kết, anh dũng, kiên cường, bất khuất; tinh hoa văn hóa đa dạng, phong phú, độc đáo của đồng bào các dân tộc; tiềm năng phát triển du lịch, thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu, dịch vụ; quảng bá thương hiệu các nông sản; tiếp tục đưa thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột vươn xa, góp phần nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững của địa phương.

Kế thừa, phát huy, đổi mới và sáng tạo sau 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 diễn ra cùng các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk hứa hẹn nhiều chương trình ý nghĩa, đặc sắc và hấp dẫn. 

104

Đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa bày tỏ hy vọng, trong những ngày tham dự Lễ hội, các đại biểu, du khách sẽ có những phút giây trải nghiệm thú vị, được đắm mình trong hương sắc cà phê, hòa mình vào những lễ hội truyền thống độc đáo trong thời khắc đẹp nhất của tháng 3 Tây Nguyên.

105
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Đắk Lắk từ lâu đã được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê của Việt Nam”, hoàn toàn có đủ tiềm năng, lợi thế để trở thành một trong những trung tâm cà phê lớn trong khu vực và thế giới.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, ngành cà phê Việt Nam hiện đang hướng tới phát triển bền vững, nâng cao, kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm. Năm 2024, lần đầu tiên xuất khẩu cà phê vượt trên 5 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil. Trong đó, Đắk Lắk đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu; thương hiệu và chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” nổi tiếng đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay, ngành cà phê Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: chất lượng chưa đồng đều; tỷ lệ chế biến sâu còn thấp; sản phẩm chưa đa dạng, phù hợp với thị hiếu; áp lực cạnh tranh và tiêu chuẩn thị trường ngày càng cao, điển hình là quy định Chống phá rừng của EU; suy giảm năng suất do biến đổi khí hậu…

Để nâng tầm chất lượng, thương hiệu và giá trị của cà phê Việt Nam, nâng cao đời sống người nông dân, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê tiếp tục phối hợp rà soát quy hoạch, xây dựng vùng trồng cà phê chất lượng cao, phát thải thấp; ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất chế biến; xây dựng chuỗi giá trị bền vững trên cơ sở liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu, giúp ổn định giá cả và tăng thu nhập cho người trồng cà phê. Nông dân, những người trực tiếp làm ra hạt cà phê phải được hưởng lợi xứng đáng từ sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam.

Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, hướng đến cà phê Việt Nam thân thiện môi trường. Hiệp hội cà phê – cacao Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê cần chủ động đầu tư vào công nghệ truy xuất nguồn gốc, sử dụng blockchain và các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thông minh để bảo đảm minh bạch, xây dựng hệ thống quản lý bền vững từ khâu sản xuất đến chế biến và xuất khẩu.

Ngoài ra, cần chú trọng quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam, chú trọng xúc tiến mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực; mở rộng kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường tiềm năng, phát triển thương mại điện tử, đa dạng kênh tiêu thụ…

106
Trao bằng chứng nhận Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nhân dịp này, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đỗ Văn Phới đã trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk” cho tỉnh Đắk Lắk.

Sau phần nghi thức, Lễ khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 đã diễn ra chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc với đông đảo diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, các nghệ sĩ, nghệ nhân… tham gia biểu diễn. Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc Lễ hội gồm 3 chương: Chương 1: Buôn Ma Thuột – Khát vọng vươn xa; Chương 2: Buôn Ma Thuột – Hạt vàng đen Robusta; Chương 3: Buôn Ma Thuột – Thành phố Cà phê.

107

108

Kết thúc chương trình là màn pháo hoa đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Thế Hữu

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm