Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

Huyền Linh 57 lượt xem 10 Tháng Hai, 2025

Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ – người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây Bắc, trong đó có tỉnh Lai Châu.

Sáng 9/2, thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân Ất Tỵ năm 2025 và Khai hội Đền thờ vua Lê Lợi.

Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi cùng với Lễ hội Grâuk Taox Cha và Lễ hội Tú Tỉ là các lễ hội truyền thống giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương.

Đây cũng là 3 lễ hội truyền thống được TP Lai Châu tổ chức ngay trong những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025.

10
Nghi thức rước tại Đền thờ vua Lê Lợi. Ảnh: baolaichau.vn

Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi là hoạt động tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ – người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn bình định vùng Tây Bắc, trong đó có tỉnh Lai Châu. Từ đó, nhân dân các dân tộc Lai Châu tưởng nhớ công ơn, tôn kính và lấy ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày khai hội Đền thờ vua Lê Lợi.

Lễ hội năm nay diễn ra trong 2 ngày từ ngày 8 – 9/2 (tức ngày 11 đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch). Đến với Lễ hội, ngoài việc du xuân, nhân dân và du khách còn được thưởng thức không gian văn hóa tâm linh độc đáo của các nghi lễ truyền thống; hòa mình vào các điệu múa, điệu nhạc cùng nhiều hoạt động hấp dẫn như: thi cờ tướng, trải nghiệm cày ruộng, nấu thắng cố, làm mèn mén; làm bánh bỏng, giã bánh giầy, cắt bánh phở…

11
Không gian viết thư pháp tại lễ hội. Ảnh: baolaichau.vn

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Lai Châu Trần Đình Tiến, những năm qua, thành phố Lai Châu luôn quan tâm gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch, trong đó có việc tổ chức các lễ hội truyền thống đầu Xuân.

Ông Tiến nhấn mạnh, lễ hội đền thờ Vua Lê Lợi là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động của mùa lễ hội xuân Ất Tỵ 2025 của TP Lai Châu. Các lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025 được lãnh đạo thành phố kỳ vọng tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân; phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm